Trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lẫn nhầy, nát, phân không thành khuôn.. là những triệu chứng thường thấy mà bé dễ gặp phải. Liệu trường hợp trẻ đi ngoài phân bọt có bình thường không hay là dấu hiệu của bệnh lý nào đó? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để giải đáp câu hỏi này.
Trẻ sơ sinh đi phân có bọt có nguy hiểm không?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài từ 5-7 lần/ngày với phân mềm, sệt, màu vàng tự nhiên nhưng lại khiến cho nhiều phụ huynh tưởng rằng con mình bị tiêu chảy, nhất là khi phân bé lẫn bọt. Vậy trẻ sơ sinh đi phân bọt có bình thường không? Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân bọt mà không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, tần suất đi ngoài không đổi, bé vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường thì không cần lo lắng.
Nếu trẻ đi ngoài phân bọt và không có biểu hiện bất thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng
Nếu trẻ đi phân mềm, lỏng, có bọt và các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì có thể con đang bị tiêu chảy hoặc do các vấn đề tiêu hóa của trẻ, mẹ cần đưa con đi bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ đi phân lỏng có bọt kéo dài sẽ khiến con mệt mỏi, mất nước nhanh và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như suy tạng, suy hô hấp.. bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé để sớm đưa con đi khám.
Cách phòng tránh tình trạng trẻ đi ngoài phân có bọt
Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị đi ngoài phân bọt, dưới đây là một số biện pháp bố mẹ cần lưu ý thực hiện:
Đảm bảo vật dụng cho bé phải sạch sẽ: Một vấn đề quan trọng để hạn chế tình trạng đi ngoài phân bọt của trẻ là vệ sinh các vật dụng liên quan tới em bé như bình sữa, ti giả, đồ chơi.. Việc này sẽ hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn có hại thông qua đường hô hấp và tiêu hóa của con. Bố mẹ và người thân trong gia đình tiếp xúc trực tiếp với trẻ cũng cần vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước khi chạm vào con.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ bình sữa, ti giả và các đồ chơi của bé
Lưu ý chế độ dinh dưỡng của mẹ:Chế độ ăn của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mà trẻ hấp thu. Nếu mẹ đang cho con bú mà thường xuyên ăn các món chiên rán dầu mỡ, nhiều gia vị.. hay bị thiếu hụt các chát dinh dưỡng có thể khiến bé đi ngoài phân nhầy bọt. Người mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học, hợp lý hơn. Ngoài ra, lượng sữa đầu lỏng, nhiều nước và ít dinh dưỡng nên khi bú bé có thể bị đi phân lỏng, bọt. Mẹ nên cho con bú cả sữa đầu và sữa cuối để hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ bú mẹ.
Tăng cường men vi sinh cho trẻ: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời còn non nớt và chưa hoàn thiện, dễ bị tác động từ vi khuẩn, virus có hại tấn công, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, đi ngoài phân bọt… Mẹ nên kết hợp sử dụng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào bảo vệ đường ruột của trẻ, ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân bọt cũng như các bệnh lý tiêu hóa bé có thể gặp phải.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân có bọt thường không nguy hiểm và có thể được cải thiện nhanh chóng, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng của con, tránh để cho bé đi phân bọt kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường, cần cho con đi khám ngay để không gây ra các biến chứng nguy hiểm.