Trẻ sơ sinh bị nôn trớ lâu ngày mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là tình trạng khá phổ biến do hệ tiêu hóa của trẻ còn nằm ngang và chưa hoàn thiện. Những nếu trẻ bị nôn trớ trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng có thể được hấp thụ, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ lâu ngày mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ gồm có:

Trẻ bị nôn trớ do bệnh lý

Một số trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do sức khỏe không đảm bảo, trẻ có thể đang mắc một bệnh nào đó. Lúc này mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng khác của trẻ để phát hiện bệnh và điều trị cho trẻ kịp thời. Nôn trớ có thể là biểu hiện bệnh lý của:

  • Bệnh viêm ruột, tiêu chảy
  • Bệnh đường hô hấp
  • Dị tật bẩm sinh tại hệ tiêu hóa như phình đại tràng
  • Trẻ bị lồng ruột, xoắn ruột, tắc ruột,…
  • Rối loạn thần kinh thực vật khiến môn vị bị co thắt
  • Viêm màng não khiến áp lực nội sọ tăng lên
  • Hội chứng sinh dục thượng thận,…

Trẻ bị nôn trớ bệnh lý cần được điều trị ngay để giảm tác động tiêu cực lên sức khỏe

Bé bị nôn trớ sinh lý

Cách chăm sóc bé của mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ, cụ thể như:

  • Mẹ cho bé ăn quá no
  • Mẹ cho bé bú sai tư thế, cho bé bú bình không đúng cách khiến trẻ bị nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày
  • Cho trẻ nằm xuống ngay sau ăn
  • Cho bé mặc quần áo chật, quấn tã hoặc băng rốn quá chặt
  • Cho trẻ ăn thức ăn không hợp khẩu vị

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ lâu ngày mẹ nên làm gì?

Tình trạng nôn trớ sinh lý rất khó ngăn chặn hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế số lượng. Để bé ít nôn trớ hơn mẹ nên áp dụng những cách sau đây:

Chia nhỏ bữa ăn của bé

Trẻ sơ sinh có dạ dày nằm ngang, kích thước nhỏ, rất dễ bị nôn trớ khi ăn quá no. Mẹ không nên cho bé bú nhiều trong một bữa, thay vào đó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé bú nhiều lần với lượng sữa thấp hơn. Cách làm này không chỉ giúp giảm áp lực cho dạ dày mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, nhanh chóng chuyển hóa và hấp thụ sữa đã bú, giảm nôn trớ đáng kể.

Cho bé bú nhiều bữa nhỏ giúp giảm nôn trớ

Cho bé bú đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ trong giai đoạn sơ sinh rất phổ biến là cho bú sai cách khiến sữa trong dạ dày trào ngược lên. Để tránh tình trạng bé bị nôn trớ trong hoặc sau khi bú mẹ nên cho bé bú chậm rãi, ngậm kín núm vú (cả với bú mẹ và bú bình). Giữ thẳng đầu, lưng và mông bé trên một đường thẳng, đầu cao hơn. Nếu bú bình cần giữ cho sữa luôn ngập cổ, bình nghiêng 1 góc 45 độ để không khí không bị chui vào dạ dày của bé..

Không cho bé nằm xuống ngay sau khi bú

Khi bú dù mẹ cố gắng cũng không tránh tuyệt đối việc trẻ nuốt không khí vào bụng, nếu đặt bé nằm ngay rất dễ gây nôn trớ. Sau khi bé ăn xong mẹ nên vỗ nhẹ lên lưng đến khi thấy bé ợ hơi thì dừng. Sau đó mới có thể đặt bé nằm xuống và không bị nôn trớ.

Không cho bé nằm xuống ngay sau khi bú

Cho bé ngủ đúng tư thế

Cho bé ngủ đúng tư thế vừa giúp hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ lại giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Mẹ đặt bé nằm đầu cao một góc 30 độ bằng gối mềm để sữa trong dạ dày không bị trào ngược trong lúc ngủ.

Tránh khói thuốc trong môi trường của bé

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá khiến dạ dày của bé tăng tiết axit, rất dễ bị nôn trớ. Ngoài ra khói thuốc cũng vô cùng độc hại đối với sức khỏe, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đường hô hấp và làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư không chỉ ở người hút thuốc là mà cả ở những người thụ động tiếp xúc với khói thuốc.

Cho bé bổ sung lợi khuẩn (probiotics)

Lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra những hơn nhờ khả năng kích thích tiết enzyme nhiều hơn. Mặc dù trong sữa mẹ có một lượng lợi khuẩn nhất định nhưng không đủ phong phú, đây cũng chính là nguyên nhân khiến một số bé không hấp thụ được một số loại dường chất, gây nôn trớ. Mẹ có thể cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh từ tháng thứ 2 để hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện, hoạt động hiệu quả hơn, giảm nôn trớ cho bé.

Men vi sinh bổ sung probiotics cho trẻ

Cho trẻ đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa

Khi đã thử hết những cách giảm nôn trớ chúng tôi đề cập bên trên nhưng tình trạng nôn trớ không giảm thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh chuyên khoa. Đặc biệt nếu trẻ bị nôn trớ đi kèm không tăng cân, sốt, ho dai dẳng, quấy khóc, đại tiện phân có máu hoặc dịch nhầy,… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ lâu ngày sẽ khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị nôn trớ do sinh lý thì mẹ chỉ cần thay đổi phương pháp chăm sóc con phù hợp hơn. Nếu trẻ bị nôn trớ do sinh lý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cho bé chính xác, kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ