Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày có thể cảnh báo trẻ đang bị một bệnh lý nào đó hay đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa, cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn ói nhiều

Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều thường do mắc các bệnh lý như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường có triệu chứng nôn ói, sốt vài ngày hoặc có thể có hiện tượng đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi.

Lồng ruột

Trẻ bị lồng ruột thường bị nôn ói liên tục kèm các dấu hiệu như:

  • Đau bụng nhưng không đại tiện được
  • 2 chân co về phía bụng
  • Bỏ ăn
  • Người nhợt nhạt
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu trong phân

Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều lần trong ngày phải làm sao

Trẻ bị lồng ruột thường bị nôn ói liên tục kèm đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu trong phân

Tắc ruột

Hiện tượng tắc ruột xảy ra khi ruột của trẻ bị xoắn lại. Tắc ruột rất hiếm gặp nhưng khi xảy ra bé cần được cấp cứu ngay lập tức. Triệu chứng nhận biết chứng tắc ruột ở trẻ gồm có:

  • Nôn liên tục kèm với đi ngoài
  • Bụng đau dữ dội thành từng cơn hoặc đau liên tục, cơn đau đến đột ngột
  • Vã mồ hôi
  • Da tái nhợt
  • Diễn biến xấu nhanh

Viêm dạ dày – ruột

Viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn/virus hoặc ngộ đọc thức ăn có triệu chứng tương tự nhau nhưng vẫn có 1 số khác biệt như:

  • Trẻ nhiễm virus sẽ bị nôn trớ liên tục cùng với bệnh viêm dạ dày khởi phát đột ngột gây sốt và đau bụng. Bé có thể nôn trớ trong 12 – 72 giờ, hiện tượng tiêu chảy cũng có thể xuất hiện trong ngày thứ 2 nhiễm bệnh. Nếu bé bị viêm dạ dày nhưng không sốt mẹ có thể loại trừ nguyên nhân nôn do viêm dạ dày.
  • Trẻ sơ sinh nôn trớ, không sốt mẹ có thể cân nhắc trường hợp bé đã bị ngộ độc thức ăn. Trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ nôn nhiều sau ăn 2 – 12 giờ, tình trạng nôn trớ không kéo dài hơn 12 giờ và cũng có thể không đi kèm tiêu chảy. Trường hợp bé bị nôn và sốt liên tục trong 12 giờ thì cần đưa con đến bệnh viện ngay để khám và điều trị bệnh kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều lần trong ngày phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều mẹ cần:

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Trẻ bị nôn nhiều gây mất nước và rối loạn điện giải với nhiều mức độ khác nhau. Với mức độ nhẹ trẻ có dấu hiệu môi khô, thường xuyên khát nước và mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Nếu trẻ có các dấu hiệu như môi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, trong 6 giờ không đi tiểu,… thì mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được chăm sóc chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị nôn ói nhiều lần trong ngày phải làm sao

Theo dõi dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải ở trẻ để đưa bé đi khám kịp thời

Bù nước và điện giải

Để trẻ không bị mất nước, thiếu hụt điện giải, mẹ cần cho bé uống Oresol theo đúng tỉ lệ do bác sĩ hướng dẫn. Nhờ đó có thể bù nước và điện giải, cũng có thể giúp bé hạn chế nôn trớ hiệu quả hơn. Nếu bé không chịu uống Oresol hoặc nôn ra ngay sau khi uống thì mẹ cần theo dõi bé sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay sau khi có dấu hiệu bất thường.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Mẹ cần xây dựng cho bé thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ cần duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn, có thể tăng cữ sữa lên để bé không bị mất nước và được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu trẻ không muốn bú/ăn mẹ không được ép, nên cho bé ăn theo nhu cầu để bé không cảm thấy sợ ăn. Sau các bữa ăn mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, không nên cho trẻ chơi đùa khiến bé khóc hoặc cười quá nhiều khiến trẻ tiếp tục bị nôn.

Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cải thiện tình trạng nôn ói thông thường ở trẻ

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăn cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng

Kết hợp dùng men vi sinh dạng giọt cho trẻ sơ sinh giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn đáng kể hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho bé. Việc tăng cường lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhanh chóng được cân bằng. Nhờ đó chức năng tiêu hóa của trẻ cũng được tăng cường, tình trạng nôn ói của trẻ cũng được cải thiện. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn khi được bổ sung cũng giúp ức chế và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ tiêu hóa kém, trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, bất dung nạp lactose, chứng dị ứng đạm sữa bò,…

Đưa con đi gặp bác sĩ

Mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những triệu chứng sau đây:

  • Trẻ nôn ra máu hoặc dịch mật, bị đau bụng nhiều
  • Trẻ nôn liên tục trong ngày và kéo dài hơn 24 giờ
  • Bé không ăn uống trong mấy giờ liên tục
  • Bé có những triệu chứng mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng như đã đề cập bên trên
  • Sốt cao hơn 38 độ trong 3 ngày trở lên hoặc sốt cao hơn 39 độ
  • Bé không tỉnh táo, thường xuyên ngủ gật

Ngay khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nôn ói liên tục trong ngày đi kèm bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay để bác sĩ khám và can thiệp điều trị kịp thời. Quá trình chăm sóc trẻ bị nôn trớ nhiều cũng cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt và chú ý các biểu hiện đi kèm để nhận biết bất thường sớm nhất có thể.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ