Trẻ sình bụng buồn nôn có thể vì lý do ăn uống hoặc có vấn đề đường ruột. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng giảm hấp thu dinh dưỡng, thiếu hụt các dưỡng chất gây suy dinh dưỡng và nhiều bệnh lý khác kèm theo. Mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết cách giải quyết tình trạng này của con.
Vì sao trẻ sình bụng buồn nôn bố mẹ có biết?
Nguyên nhân khiến cho trẻ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn và nôn rất nhiều, chủ yếu liên quan đến cách bố mẹ cho con ăn cũng như các bệnh lý hệ tiêu hóa:
Do thói quen cho trẻ ăn chưa đúng cách, chưa khoa học
Đồ ăn không phù hợp: Món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu khiến thức ăn ứ đọng trong đường ruột, tạo điều kiện để vi khuẩn lên men sinh khí, gây ra chướng bụng kèm nôn trớ ở trẻ.
Đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh khiến dạ dày trẻ bị quá tải, gây chướng bụng buồn nôn
Trẻ bị ép ăn quá nhiều: Dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dung tích không lớn, nếu bố mẹ ép con ăn quá nhiều thì khoảng cách bữa ăn gần nhau khiến cho lượng men đường ruột tiết ra không đủ để tiêu hóa hết thức ăn. Lúc này nếu trẻ ăn tiếp rất dễ bị nôn trớ.
Tư thế bú chưa đúng: Trẻ bú mẹ hoặc bú bình chưa đúng tư thế, dễ nuốt nhiều hơi xuống bụng gây đầy bụng khó tiêu.
Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện, khi thay đổi chế độ ăn đột ngột ví dụ như ăn dặm, cơ thể con chưa thích nghi kịp dẫn tới tình trạng khó tiêu, buồn nôn, nôn, chướng bụng.
Chế độ ăn của mẹ: Với nhiều trẻ bú mẹ, nếu mẹ ăn phải thực phẩm khó tiêu cũng khiến cho trẻ sơ sinh bú mẹ bị sình bụng, đầy hơi khi bú mẹ.
Trẻ bị chướng bụng và nôn vì lý do bệnh lý
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, lợi khuẩn đường ruột chưa tạo đủ để tạo hàng rào bảo vệ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém gây ra chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khó tiêu, nôn.
Nhiều trẻ không dung nạp hoặc không tiêu hóa hết đường lactose cũng có tình trạng căng chướng bụng.
Trẻ sình bụng buồn nôn do dị ứng với thực phẩm khi ăn trực tiếp hoặc bú mẹ. Có thể kèm theo các phản ứng như sưng mặt, môi, nổi mề đay..
Một số bệnh lý khác cũng có biểu hiện khiến trẻ chướng bụng và buồn nôn như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa.. hoặc bệnh lý bẩm sinh như hẹp môn vị, thực quản ngắn dẫn tới quá trình nuốt khó khăn gây nôn.
Trẻ chướng bụng và nôn, mẹ phải làm sao để cải thiện?
Khi thấy có bé có dấu hiệu tiêu hóa kém, mẹ có thể thực hiện những biện pháp để cải thiện bé chướng bụng và nôn đơn giản tại nhà sau:
Massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng giảm chướng bụng
Massage vùng bụng là cách hiệu quả giúp giảm đầy hơi, chướng bụng. Mẹ chỉ cần dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sau khi trẻ ăn hoặc tắm từ 30-60 phút là được. Chú ý không nên thực hiện massage cho con ngay khi ăn xong.
Xoa bóp massage bụng giúp trẻ dễ tiêu hóa, đẩy hơi nhanh ra bên ngoài
Tạo thói quen sinh hoạt cho trẻ chuẩn khoa học
Lên kế hoạch điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho trẻ theo khoa học:
Trong các bữa ăn, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh khiến cho dạ dày quá tải.
Sau khi trẻ ăn nên bế đứng khoảng 15 phút và vỗ ợ hơi để thoát khí từ dạ dày.
Với những trẻ đã lớn hơn, nên nhớ cho con ăn dặm khi đến tuổi, ít nhất là 6 tháng tuổi, không nên cho con ăn dặm quá sớm.
Nên cho con ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa với các loại rau nhuận tràng, hoa quả tươi như đu đủ chín, chuối.. tránh chế biến các món ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
Bổ sung men vi sinh đều đặn hàng ngày
Men vi sinh là sản phẩm cung cấp hàng tỷ vi khuẩn có lợi, giúp thiết lập hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ vững chắc, khắc phục các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột nhanh chóng – là một trong các nguyên nhân khiến con bị đầy bụng, buồn nôn. Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho bé. Điều này giúp tạo tiền đề con tiêu hóa vững vàng, quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, thức ăn được chuyển hóa hoàn toàn, không còn tình trạng vi khuẩn lên men tạo khí gây đầy hơi, chướng bụng.
Kết hợp dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ sình bụng buồn nôn mà nên bình tĩnh tìm hiểu lý do vì sao con có triệu chứng này, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục như trên để con cảm thấy dễ chịu hơn, phòng tránh tái phát lần sau.