Trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện

Đau bụng là một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp, khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện? Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách xử lý trong tình huống này.

Biểu hiện khi trẻ bị đau bụng rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng, bố mẹ có thể quan sát thấy một số biểu hiện đi kèm ở trẻ như sau:

  • Đau bụng dữ dội: Các cơn đau bụng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc trên, tùy vào vị trí bị tổn thương. Cơn đau âm ỉ sau khi cho trẻ ăn no.
  • Đại tiện bất thường: Rối loạn tiêu hóa khiến chức năng đào thải của hệ tiêu hóa thay đổi và xảy ra hiện tượng trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Khó tiêu, chướng bụng, ợ chua: Trẻ có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, không thấy đói vì thức ăn không được tiêu hóa vì ứ đọng trong ruột.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ thường có xu hướng giảm sau vài ngày khi bố mẹ áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng tăng dần với các cơn đau nhiều thì bố mẹ cần đưa trẻ tới viện ngay.

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện

Trẻ đau bụng với những cơn đau âm ỉ đặc trưng sau khi ăn no

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện

Khi thấy trẻ bị đau bụng, mẹ có thể áp dụng những biện pháp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cho con tại nhà như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ khoa học, lành mạnh

  • Với trẻ bú mẹ thì tiếp tục cho con bú nhiều hơn, tăng cữ trong ngày để bù nước và điện giải cho bé.
  • Cho con uống nước và dung dịch Oresol nếu thấy trẻ tiêu chảy, sử dụng khăn ấm chườm bụng xoa dịu cơn đau khó chịu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với các món ăn dễ tiêu hóa, dùng thực phẩm tươi ngon chế biến thức ăn.
  • Thức ăn cần được nấu chín, ưu tiên ở dạng lỏng, mềm để cơ thể trẻ dễ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Không cho con ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không sử dụng đồ ăn để qua đêm, đồ ăn ôi thiu kém chất lượng, đồ ăn đường phố.
  • Không ép con ăn quá nhiều trong một bữa mà cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa chính phụ đan xen.

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện

Nấu các món ăn dễ tiêu hóa để con hấp thu tốt trong thời gian rối loạn tiêu hóa

Để trẻ được vận động, tập luyện thường xuyên hơn

Lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng giúp con thúc đẩy nhu động ruột, nhuận tràng trong trường hợp trẻ đau bụng đầy hơi và táo bón. Không cần tập với cường độ mạnh hay quá sức mà chỉ tập duy trì để nâng cao sức khỏe tốt hơn. Một số môn thể thao trẻ thích như chạy bội, cầu lông, bơi lội, đá bóng..

Tăng cường men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Với hệ tiêu hóa còn non nớt và dễ bị tấn công bởi các hại khuẩn, trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hay tiêu hóa kém. Lúc này, để kịp thời hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho con, các mẹ nên kết hợp dùng thêm các sản phẩm men vi sinh cho bé.

Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để ổn định đường ruột, tăng cường vi khuẩn có lợi để nhanh chóng ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại, lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh, từ đó giảm nhanh dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa. Trẻ phục hồi sức khỏe cũng ăn uống ngon miệng hơn và khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng làm thế nào để cải thiện

Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ

Chữa rối loạn tiêu hóa với bài thuốc từ dân gian

  • Chữa rối loạn tiêu hóa với tỏi: Dùng 2 củ tỏi nướng chín, sau đó đập dập đắp lên quanh vùng bụng bé. Để yên 10 phút rồi massage vùng bụng để trẻ dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa với gừng: Thái mỏng một vài lát gừng tươi đem đi hãm với nước sôi để tinh chất gừng tan trong nước, cho trẻ uống để giảm đau bụng và cầm tiêu chảy nhanh.

Với những cách khắc phục đơn giản trên, mẹ sẽ thấy trẻ rối loạn tiêu hóa bị đau bụng không còn quá đáng sợ nữa. Hãy áp dụng các biện pháp cải thiện để con sớm hồi phục sức khỏe và có đường ruột khỏe mạnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ