Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không? Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho con tiêu hóa kém?

Quả chuối rất dồi dào chất xơ và các vitamin, khoáng chất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Đây cũng là loại quả được sử dụng phổ biến, chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn, dễ sử dụng cho bé. Tuy nhiên trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không? Mẹ hãy đọc bài viết sau để biết cách xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ.

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không?

Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm, vị ngọt được nhiều bé yêu thích. Tuy nhiên trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không?

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không? Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho con tiêu hóa kém?

Chuối là hoa quả rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Trong thành phần quả chuối giàu chất xơ pectin hỗ trợ tăng nhu động ruột, giúp trẻ nhuận tràng. Đồng thời chất xơ có trong quả chuối nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và tăng cường miễn dịch tự nhiên, chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Vitamin C và B6 dồi dào trong quả chuối cũng hỗ trợ chống lại các acid tự nhiên trong cơ thể, giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, trong khi kali dồi dào trong quả chuối giúp làm giảm cảm giác khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra.

Bởi những tác dụng mà quả chuối đem lại, mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn chuối khi đang bị rối loạn tiêu hóa để khắc phục các biểu hiện rối loạn nhanh chóng cũng như tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho con tiêu hóa kém?

Trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng là một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa phổ biến. Lúc này, hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm, bố mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp để bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ mau hồi phục.

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không? Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho con tiêu hóa kém?

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học để trẻ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tối ưu

Lưu ý một số điều sau khi lên kế hoạch xây dựng thực đơn cho bé rối loạn tiêu hóa:

  • Thay vì cho con ăn tập trung những bữa chính, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày với lượng vừa đủ, không để con ăn quá no một lúc, không ép bé ăn quá nhiều. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.
  • Chú ý bổ sung đủ nước cho con với nước lọc, nước ép trái cây hay thức ăn loãng như bột, cháo để tăng cường nước nhưng vẫn đủ chất.
  • Với những bé đang bú mẹ, mẹ cần tăng cữ bú trong ngày để vừa bù nước, vừa bù dinh dưỡng cho con.
  • Ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa khi chế biến món ăn cho trẻ, ví dụ như các loại thịt trắng, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả tươi..
  • Chế biến các món ăn dạng mềm, lỏng, súp, tránh chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn non yếu của con.
  • Nấu tới đâu cho bé ăn tới đó, lựa chọn nguyên liệu tươi sống và dùng trong ngày, không để trẻ dùng thức ăn qua đêm.
  • Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu bé không muốn ăn, bố mẹ không nên thúc ép hay dọa nạt con.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay trước và sau khi chế biến món ăn cho trẻ. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không? Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho con tiêu hóa kém?

Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa của trẻ

  • Tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cải thiện nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa trẻ đang gặp phải như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy.. Dùng men vi sinh cho trẻ đều đặn ít nhất 3 tháng sẽ giúp đường ruột của con hoạt động tốt hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu.

Trẻ rối loạn tiêu hóa ăn chuối được không, bố mẹ đã trả lời được câu hỏi này rồi. Hãy tham khảo cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé như trên và áp dụng cho con mỗi ngày để trẻ mau hồi phục, có sức khỏe tốt hơn, phòng tránh rối loạn tiêu hóa tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ