Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản và nôn ra ngoài theo đường miệng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và thường xảy ra ở hầu hết mỗi đứa trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trẻ nôn trớ ra sữa vón cục qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ nôn trớ ra sữa vón cục 

Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân trẻ nôn trớ ra sữa vón cục 

Trẻ nôn trớ là một trong những tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt là khi thấy con trớ ra sữa vón cục. Cặn sữa là sữa đang tiêu hóa trong dạ dày. Khi trào ra khỏi miệng cùng chất nhầy thì đó chính là dịch tiêu hóa của dạ dày, là hiện tượng thường thấy khi trẻ gặp tình trạng nôn trớ.

Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục có thể kể đến 2 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân sinh lý

  • Trẻ bú quá no.
  • Do trẻ mặc quần áo chật hoặc quấn tã quá chật.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ  còn quá non yếu, dạ dày nằm ngang so với người lớn nên rất dễ bị nôn trớ. Do đó, nếu như thay đổi tư thế đột ngột của trẻ sau khi bú có thể dễ dẫn đến trớ ra cặn sữa.
  • Dùng sữa công thức: Sữa công thức thường chậm tiêu hóa nên nhiều khi chưa kịp tiêu hóa trẻ đã bị nôn trớ. Thường thì lúc này sẽ xuất hiện cặn sữa vón cục và kèm theo dịch dạ dày.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Bé nôn trớ ra sữa vón cục có thể là do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này xảy ra khi axit dịch vị có trong dạ dày bị trào ngược lên cổ họng khiến trẻ trớ ra ngoài.
  • Chứng khó tiêu: Nguyên nhân là hệ tiêu hóa của bé còn non nớt hoặc trẻ bị dị ứng với protein trong sữa.
  • Hẹp môn vị: Ở trẻ em, các cơ môn vị vì nguyên nhân nào đó mà to ra khiến môn vị bị thu hẹp. Từ đó dẫn đến hậu quả thức ăn không thể rời dạ dày để vào ruột non mà chúng có xu hướng trào ngược lên cổ họng dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng trẻ nôn trớ ra sữa vón cục

Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách khắc phục tình trạng trẻ nôn trớ ra sữa vón cục

Khi thấy con xuất hiện tình trạng nôn trớ ra sữa vón cục thì bố mẹ cần nhanh chóng khắc phục bằng cách sau đây:

  • Cho bé nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua miệng, tránh cho trẻ bị ọc sữa lên mũi hoặc vào vòi tai
  • Rửa mũi cho bé mỗi ngày bằng dung dịch nước muối loãng, giúp làm sạch mũi, chống viêm và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Mẹ nhớ không cho bé ăn ngay sau khi vừa mới trớ, tốt nhất là sau 30 phút sau khi con bị trớ sữa thì cho ăn lại.
  • Mẹ vác bé đứng 30 phút khi bú xong, có như vậy sẽ giúp sữa xuôi và tiêu hoá tốt, từ đó giảm thiểu hiệu quả tình trạng bé bị trớ sữa ra ngoài
  • Đối với chế độ ăn thì mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cần cho ăn vào thời điểm nhất định, mỗi bữa ăn lượng vừa đủ để bé hấp thu tốt. Đồng thời sau khi bé bú mẹ cũng không được đùa giỡn với bé quá mức.
  • Với bé bị trớ ra sữa vón cục thì mẹ cần điều chỉnh tư thế bú cho phù hợp hơn. Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho con bú tư thế ngồi để tránh bị ọc sữa. 
  • Với trẻ nôn trớ ra cặn sữa do gặp phải các vấn đề đường ruột thì mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ từ sớm. Việc cho bé uống men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Trẻ nôn trớ ra sữa vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục

Uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé 

Cụ thể, phương pháp này sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại vào cơ thể con. Đồng thời, lợi khuẩn cũng ức chế và kìm hãm ảnh hưởng của các hại khuẩn, hỗ trợ tăng đề kháng tối ưu. Từ đó ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn nguy cơ trẻ bị trớ hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác… Nhờ đó, việc chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho con với lợi khuẩn từ men vi sinh ngoài giúp ngăn ngừa bé nôn trớ còn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Nếu hiện tượng trớ sữa vón cục ở trẻ kéo dài, mẹ áp dụng các cách trên không hiệu quả thì cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế, bệnh viện để khám và kịp thời điều trị.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ