Trẻ nôn trớ có mùi chua: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ nôn trớ có mùi chua là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Nội dung dưới đây sẽ đề cập đến mẹ nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả vấn đề này.

Tại sao trẻ nôn trớ có mùi chua mẹ biết chưa?

Trẻ nôn trớ có mùi chua: Nguyên nhân và cách xử lý

Tại sao trẻ nôn trớ có mùi chua mẹ biết chưa?

Nôn trớ là vấn đề thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khoảng thời gian này, sữa là nguồn thức ăn chính của bé. 

Trẻ em có thể nôn trớ trong khi bú hoặc vài phút sau khi bú, hoặc thậm chí là trong khi ợ hơi, khóc, chơi, vui đùa,…Điều này là hoàn toàn bình thường, không gì đáng ngại cả trừ khi tình trạng kéo dài quá thường xuyên và khiến trẻ chậm lớn, sụt cân hoặc gầy yếu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trẻ nôn trớ có mùi chua là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ. Dạ dày nhỏ, khả năng tiêu hóa chưa ổn định, hệ thống van đóng – mở ở thực quản còn chưa trưởng thành…Và từ đó là kết quả là trẻ dễ nôn trớ sữa, nôn trớ thức ăn.

Khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm thì việc trẻ nôn trớ thường xuyên không chỉ do nguyên nhân kể trên mà còn liên quan đến : loại thực phẩm, lượng thức ăn,…Ngoài ra còn một lý do khác đó là : trẻ không thích ăn nhưng bố mẹ ép ăn khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và kết quả là gây nôn trớ.

Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ có mùi chua hiệu quả

Trẻ nôn trớ có mùi chua: Nguyên nhân và cách xử lý

Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ có mùi chua hiệu quả

Nhận ra những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ thì các bố mẹ cần nhanh chóng tìm ra cách khắc phục cho con. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện trẻ nôn trớ có mùi chua hiệu quả mà các bậc phụ huynh nhất định cần phải bỏ túi ngay, cụ thể như sau:

  • Ngay khi trẻ nôn trớ thì mẹ nghiêng đầu con sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ.
  • Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch vào phổi.
  • Nếu trẻ bị trớ khi ngủ thì hãy  đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. 
  • Khi bé ngừng nôn thì hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải oresol sau mỗi 30 phút – 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi 30 phút mẹ nhé!
  • Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm mật ong và cho trẻ uống từng chút một. Gừng có rất có lợi cho tiêu hóa của dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả.
  • Sau khoảng 12 tiếng, nếu thấy con không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Theo đó, hãy bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng, uống nhiều nước.
  • Với những trường hợp trẻ nhỏ tiêu hóa kém, đặc biệt là thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột thì mẹ nên tăng cường lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ từ sớm. Cụ thể, men vi sinh probiotic giúp tăng cường hàm lượng lớn vi khuẩn có lợi, sức khỏe đường ruột của trẻ sẽ được cải thiện hiệu quả với tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, lấy lại sự cân bằng. Hơn nữa, việc bổ sung men vi sinh thường xuyên cho con cũng là cách bảo vệ con yêu của mẹ khỏi những bệnh lý tiêu hóa phổ biến như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…. và nâng cao sức đề kháng của cơ thể hiệu quả.

Trẻ nôn trớ có mùi chua: Nguyên nhân và cách xử lý

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài, trớ ra mùi chua và mẹ áp dụng các biện pháp trên không được cải thiện thì bố mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để được khám cụ thể và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ