Trẻ nôn trớ có máu: Nguyên nhân và cách xử lý

Nôn trớ là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nôn trớ có thể là hiện tượng bình thường nhưng đôi khi trẻ nôn trớ kèm máu thì lại khác và có nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân trẻ nôn trớ có máu và cách xử lý mẹ cần biết sớm. 

Nguyên nhân trẻ nôn trớ có máu là gì mẹ biết chưa?

Nguyên nhân trẻ nôn trớ kèm máu là gì mẹ biết chưa?

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ nôn trớ kèm máu có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:

  • Trẻ nuốt phải máu của vết thương khác: Trẻ nôn trớ có máu có thể do trẻ bú mẹ có đầu ti bị nứt làm máu theo vào khi bú hoặc khi trẻ nôn nhiều các thành mao mạch thực quản bị xước dẫn đến hiện tượng máu xuất hiện chất nôn.
  • Do trẻ bị sốt xuất huyết: Trẻ sốt xuất huyết khi gặp biến chứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu tái xanh, lừ đừ, đi ngoài phân đen, có thể xuất huyết đường tiêu hóa. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị sốt xuất huyết ở nhà, không những bệnh không khỏi mà còn có thể khiến trẻ nôn ra máu tươi.
  • Do trẻ đau dạ dày: Bệnh này thường biểu hiện không rõ nên rất khó nhận biết ngay từ đầu, đến khi bệnh nặng sẽ khiến trẻ xuất huyết dạ dày, nôn ra máu…  
  • Do trẻ bị giãn tĩnh mạch cửa gan: Bệnh này tuy hiếm gặp nhưng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ nôn ra máu. 
  • Do lạm dụng thuốc hạ sốt: Khi trẻ bị sốt xuất huyết mà mẹ thiếu hiểu biết lại cho bé sử dụng thuốc hạ sốt ibuprofen sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu niêm mạc dẫn đến nôn ra máu tươi.

Cách xử lý trẻ nôn trớ ra máu hiệu quả mẹ nên biết

Trẻ nôn trớ có máu: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách xử lý trẻ nôn trớ có máu hiệu quả mẹ nên biết

Với trường hợp trẻ nôn trớ ra máu ở thể nhẹ

Trường hợp trẻ nôn trớ có máu, khoảng 50ml/lần/ngày các mẹ nên cẩn thận rửa sạch sẽ vùng miệng trẻ và sau đó cho trẻ nằm nghỉ ngơi rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Trẻ nôn ra máu với số lượng ít sẽ không đáng lo vì khả năng trẻ bị xuất huyết tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên việc làm các xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ điều trị dứt điểm, tránh tái phát bệnh cho trẻ.

Với trường hợp trẻ nôn trớ có máu nhiều và nặng

Trẻ nôn ra máu nhiều từ 100 – 200ml/lần thì nguy cơ mất máu là rất cao. Và nếu như mẹ không đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ tử vong vì mất máu nhiều, đặc biệt với những trẻ nôn liên tục ra máu. Lúc này cha mẹ cần bình tĩnh, lấy khăn lau miệng cho trẻ, giữ trẻ ở tư thế nghiêng và đồng thời vừa chăm sóc vừa đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tình trạng trẻ nôn trớ có máu mà nhất định các bậc phụ huynh cần lưu tâm. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong hành trình chăm sóc bé yêu của mình nhé!

Làm thế nào để chăm sóc hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh?

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp tạo tiền đề bé tiêu hóa tốt và miễn dịch vững vàng cho bé yêu khỏe mạnh, nhờ đó hạn chế các vấn đề tiêu hóa, trong đó có nôn ói ở trẻ.

Trẻ nôn trớ có máu: Nguyên nhân và cách xử lý

Bổ sung men vi sinh bổ sung probiotic giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Khi bé được cung cấp thêm hàm lượng men vi sinh mỗi ngày, hệ vi sinh trẻ sẽ được ổn định, trở về trạng thái cân bằng. Các chức năng tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, giảm ghê cổ nôn trớ nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch an toàn và cho con trẻ được các bố mẹ Việt ưa chuộng.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ