Trẻ nôn trớ có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý!

Nôn trớ là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé nôn trớ kèm theo đờm thì bố mẹ cần hết sức chú ý, bởi đó có thể là lời cảnh báo bé đang gặp vấn đề sức khỏe. Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý trẻ nôn trớ có đờm hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ nôn trớ có đờm là gì mẹ biết chưa?

Trẻ nôn trớ có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý!

Nguyên nhân trẻ nôn trớ có đờm là gì mẹ biết chưa?

Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non yếu và chưa phát triển hoàn thiện cũng như các van trong dạ dày chưa hoạt động đồng bộ nên bé dễ nuốt hơi khi bú. Lượng hơi dư thừa này vừa khiến em bé dễ no hơn vừa làm bé dễ ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng này diễn ra trong vài tháng đầu và bé vẫn tăng cân khỏe mạnh thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ kèm theo đờm và thở khò khè thì đã có thể là dấu hiệu của một trong hai bệnh là trào ngược dịch vị dạ dày vào vòm mũi họng hoặc dị ứng.

Trào ngược dịch vị từ dạ dày vào vòm mũi họng làm tăng tiết đờm nhớt, dẫn đến triệu chứng ọc sữa và thở khò khè ở trẻ nhỏ. Khi cơ địa dị ứng sẽ gây tăng tiết và ứ đọng đờm ở vùng vòm mũi họng gây ngạt mũi, buộc các bé phải thở bằng miệng làm khô niêm mạc vùng họng nên dễ bị tình trạng viêm mũi họng.

Mách mẹ cách xử lý khi trẻ nôn trớ có đờm đơn giản tại nhà

Trẻ nôn trớ có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý!

Mách mẹ cách xử lý khi trẻ nôn trớ có đờm đơn giản tại nhà

Khi thấy trẻ bị trớ có đờm, ba mẹ cần bình tĩnh và áp dụng một số cách xử lý dưới đây để cải thiện nhanh chóng cho con, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối để loại bỏ toàn bộ chất trớ, đờm để bé không bị tắc đường thở có thể gây nguy hiểm.
  • Vỗ ợ hơi: Vỗ ợ hơi để long đờm, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ bế bé ở tư thế thẳng, mặt hướng vào vai mẹ rồi dùng bàn tay khum vỗ nhẹ lên lưng để đẩy đờm còn trong đường hô hấp long ra. 
  • Giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn: Sau khi làm sạch dị vật đường thở của bé thì tiến hành vỗ ợ hơi. Mẹ cần giúp bé cảm thấy thoải mái hơn bằng cách đưa vào phòng yên tĩnh, không có bụi bẩn để nghỉ ngơi. Lưu ý giữ ấm cổ và lồng ngực của con để hạn chế nôn trớ tiếp tục diễn ra.
  • Cho bé uống men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh: Cho bé uống bổ sung men lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ hiện nay đang là xu hướng được nhiều bậc cha mẹ tin chọn. Việc bổ sung sớm các vi khuẩn có lợi giúp đưa hệ vi sinh đường ruột của con về trạng thái cân bằng, góp phần cải thiện các bệnh đường tiêu hóa. Đồng thời kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể chống lại quá trình nhiễm khuẩn, hỗ trợ cải thiện bệnh lý gây trớ có đờm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trẻ nôn trớ có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý!

Trẻ uống men vi sinh giúp tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ

  • Đưa trẻ đi viện: Sau khi đã áp dụng nhiều cách nhưng quan sát thấy bé nhà mình vẫn thường xuyên bị nôn trớ có đờm, ho nhiều đi kèm sốt, nghẹt mũi thì cha mẹ cần đưa con đi khám để được điều trị phù hợp nhé.

Phần lớn trẻ em bị trớ ra đờm là do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc kháng sinh hay bất kỳ một loại thuốc nào mà cần phải đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ