Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa xuất hiện do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này sẽ gây nên những cơn đau bụng, đi ngoài cho bé. Tuy nhiên nhiều mẹ băn khoăn trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không? Đáp án sẽ có ngay dưới đây!

Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Thực tế cho thấy, có một vài trường hợp khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa thường kèm theo sốt. Nguyên nhân chủ yếu gây sốt là do trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thức ăn khi ăn phải thực phẩm ôi thiu. Sốt chính là một phản ứng nội sinh của cơ thể để phản ứng lại với các chất lạ hay vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Sốt chính là phản ứng nội sinh của cơ thể để phản ứng lại với các chất lạ hay vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

Do đó có thể nói trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt và bé cần được khám, điều trị kịp thời tránh bệnh phát triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa sốt còn kèm theo một số dấu hiệu khác như:

  • Nôn trớ: Hiện tượng này thường gặp ở các bé sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi.
  • Táo bón: Đây là dấu hiệu của chứng rối loạn cơ năng hoặc dấu hiệu bất thường của bệnh lý nào đó.
  • Tiêu chảy: Nhiều bé bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt và tiêu chảy cấp, đi đại tiện phân lỏng, đi vệ sinh trên 3 lần/ngày.
  • Ngoài ra, nhiều bé còn bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, chán ăn…

Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa bị sốt mẹ nên chăm sóc bé thế nào?

Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Chăm sóc bé tại nhà đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bé rối loạn tiêu hóa bị sốt 

Để cải thiện vấn đề trẻ rối loạn tiêu hóa kèm sốt, mẹ nên tham khảo cách chăm sóc bé hiệu quả dưới đây:

  • Bù nước và chất điện giải khẩn cấp: Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ có thể đi ngoài liên tục, nôn mửa… Việc này gây mất nước nếu không kịp thời bù nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước  khiến bé mệt mỏi, lả đi… Bù nước và điện giải cũng là cách giúp hạ sốt hiệu quả. Mẹ có thể cho bé uống bổ sung nước bằng nước lọc, nước hoa quả, nước pha dung dịch oresol. Có những trường hợp nghiêm trọng, trẻ mất nước trầm trọng có thể phải bổ sung bằng đường truyền dịch.
  • Không tùy tiện uống thuốc hạ sốt, dùng kháng sinh: Mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc nếu chưa đi khám hay hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chưa biết nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Với trường hợp bé rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao, mệt mỏi, nôn trớ,… tốt nhất ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Nên rửa tay sạch nhất là sau khi đi vệ sinh hay trước khi chế biến thực phẩm, đồ ăn cho bé.
  • Ăn chín uống sôi: Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa nên ăn chín uống sôi để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây hại cho đường ruột. Nên tránh ăn món ăn tái sống như gỏi…
  • Không nên ép trẻ ăn hoặc uống: Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa có sốt đang mệt, buồn nôn… thì không nên ép con ăn uống quá nhiều.
  • Đi khám: Mẹ nên cho bé đi khám ngay để có thể tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và điều trị kịp thời.
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Mẹ biết đấy, khi bé bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt, số lượng hại khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Và tình trạng này thường xảy ra ở trẻ do cơ quan tiêu hóa không có đủ lượng vi khuẩn có lợi giúp tăng tiêu hóa. Chính vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa lúc này là điều cần thiết.

Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ các bé có sức khỏe tiêu hóa tốt nhất

Theo đó, bổ sung men vi sinh đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp cân bằng nhanh chóng hệ vi sinh, củng cố hệ tiêu hoá và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Điều này giúp tạo tiền đề để con yêu của bạn có sức khỏe tốt, ăn ngon và phát triển toàn diện. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ