Trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, có phải bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Quan sát tình trạng phân trẻ em cũng là biện pháp giúp bố mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe và tăng trưởng của bé. Trẻ nhỏ đi phân chua nhầy có thể là dấu hiệu bình thường hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường ruột. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết khi trẻ bị đi ngoài phân chua nhầy qua bài sau.

Biểu hiện trẻ đi ngoài có mùi chua, phân nhầy

Chất nhầy trong phân trẻ có thể thấy dưới dạng vệt rõ ràng hoặc có độ sệt trông giống như gel. Khi lượng chất nhầy nhiều hơn, bố mẹ có thể biết trẻ nhỏ đi phân chua nhầy bằng cách thấy trong tã trẻ trông nhầy nhụa, phân có mùi chua và có xu hướng màu xanh lục.

Trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, có phải bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn hay gặp hiện tượng đi ngoài phân chua nhầy

Chất nhầy trong phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn là bình thường, bởi chất nhầy được tạo ra bởi niệm mạc đường ruột để giúp trẻ đi ngoài dễ hơn, phân của trẻ sơ sinh thường chủ yếu chứa chất nhầy bởi sữa được sử dụng hiệu quả để giảm thiểu các chất thải còn lại.

Với trẻ đi ngoài có nhầy khi dùng sữa công thức cũng hay gặp khi chế độ ăn của con bị thay đổi đột ngột. Trẻ đi phân có mùi chua cũng không phải hiện tượng hiếm gặp ở lứa tuổi sơ sinh, bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên nếu phân trẻ có chất nhầy với số lượng nhiều, mùi chua kèm theo các dấu hiệu khó chịu, phân có máu.. thì cần đưa trẻ đi khám sớm.

Nguyên nhân khiến trẻ đi phân chua nhầy

Hiện tượng trẻ đi phân chua nhầy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm như sau:

  • Chất nhầy sinh lý: Chất nhầy do ruột tiết ra để tăng cường hoạt động của nhu động ruột. Trẻ bú mẹ phần lớn phân sẽ có chất nhầy bởi lúc này có ít chất thải được tống ra ngoài, mùi chua cũng không thể hiện trẻ bị bệnh mà là dấu hiệu bình thường chứng tỏ ruột đang vận hành tốt.
  • Nhiễm trùng: Đôi khi hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị tổn thương, gây nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột và dẫn tới sự xuất hiện của máu hoặc kèm với nhiều chất nhầy trong phân. Trường hợp này trẻ có thể bị thêm tiêu chảy, nôn mửa, sốt, chướng bụng..

Trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, có phải bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Phân chua kèm theo các biểu hiện tiêu chảy, nôn trớ.. có thể do con bị nhiễm khuẩn

  • Dị ứng với chế độ ăn của mẹ: Ngay cả khi trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ đã ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên có thể không dung nạp được các sản phẩm từ sữa, gia vị cay nóng, khiến cho con đi ngoài phân chua, trẻ đi ngoài phân sống, nhầy, đầy bụng, nôn ói, quấy khóc.
  • Dị ứng sữa công thức: Một số trẻ bị dị ứng với protein sữa bò và triệu chứng dị ứng thường xuất hiện trong khoảng hai tháng đầu đời. Biểu hiện không chỉ là trẻ nhỏ đi ngoài phân chua nhầy mà có thể lẫn máu.
  • Mọc răng: Nếu trẻ đang trong lứa tuổi mọc răng thì sự hiện diện của chất nhầy trong phân là điều bình thường. Răng nhú lên khiến trẻ tiết nhiều nước bọt, và cơn đau khi răng mọc sẽ kích ứng ruột tạo ra chất nhầy.
  • Bệnh lý khác: Ngoài các lý do trên, trẻ có thể bị một số bệnh nguy hiểm như lồng ruột, bệnh xơ nang.. với nhiều biểu hiện đau đớn dữ dội, phân có mùi hôi, tăng cân kém.. ngoài đi ngoài phân chua nhầy.

Biện pháp khắc phục khi trẻ đi ngoài có mùi chua

Trường hợp bố mẹ thấy trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, bố mẹ nên theo dõi tiếp tình trạng sức khỏe của con và đưa trẻ tới viện nếu thấy các triệu chứng bất thường khác. Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả tình trạng đi ngoài của bé mà bố mẹ nên biết:

  • Mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt, ăn uống của mẹ và bé để không bị nhiễm khuẩn hay rối loạn tiêu hóa.
  • Trường hợp trẻ đi ngoài phân chua nhầy do mất cân bằng hệ vi sinh, bố mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột trở lại và khắc phục nhanh tình trạng này.
  • Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng nhiều hơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, thực phẩm giàu đạm.. hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, giảm tinh bột và đường trong các bữa trong ngày.
  • Nếu trẻ dùng sữa công thức ở ngoài thì tình trạng phân có mùi chua, nhầy sẽ có thể xảy ra trong 2-3 ngày đầu dùng. Khi thấy trẻ không đỡ, bố mẹ nên đổi qua sữa khác cho bé.

Trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, có phải bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Bổ sung lợi khuẩn với men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng cho trẻ

Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều rất cần thiết để bảo vệ đường ruột của con, ổn định hệ khuẩn ruột và ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn. Cho con uống men vi sinh sẽ hỗ trợ giải quyết sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ đi phân chua nhầy, đồng thời tăng cường sức đề kháng của trẻ để tránh tái phát lại bệnh đường ruột sau này.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ