Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Ở trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch tại đường ruột còn non yếu, chưa hoàn chỉnh như người lớn nên rất dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu,… Vậy, trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt trên hẳn mức bình thường của cơ thể (nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động khoảng 36,5-37,4 độ C). Phản ứng sốt xảy ra do sự hiện diện của vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn trong máu. Khi đó các bạch cầu đa nhân, đại thực bào, lympho thực bào sẽ được huy động để tiết ra chất interleukin 1- gọi là chất gây sốt. Chất này sẽ tác động vào vùng dưới đồi gây ra tăng thân nhiệt.

Vậy trẻ ăn không tiêu liệu có bị sốt không? Trong trường hợp này, các bác sĩ cho rằng trẻ có thể bị sốt nếu nguyên nhân gây khó tiêu là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột, gây viêm đường ruột. Tùy vào tình trạng viêm nặng hay nhẹ mà sốt sẽ biểu hiện cao hay thấp, kéo dài hay không.

Chăm sóc trẻ nhỏ ăn không tiêu như thế nào?

Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Chăm sóc trẻ nhỏ ăn không tiêu như thế nào?

Dù trẻ nhỏ ăn không tiêu có kèm sốt hay là không bị sốt thì đều cần chú ý và chữa trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ rất có thể khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, đồng thời suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng phát triển chậm cả về thể chất cũng như trí não. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ các phương pháp để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa cho con yêu như sau:

  • Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu: Vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết để cho bé yêu có thể phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não. Mặt khác, sữa mẹ đầy đủ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ để từ đó giúp phòng ngừa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong đó có ăn không tiêu.
  • Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cần đa dạng, an toàn và lành mạnh. Đồng thời đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của trẻ. Tùy theo cân nặng, độ tuổi, giới tính cũng như các đặc trưng riêng của trẻ.
  • Nên cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Tránh lựa chọn thực phẩm dai, khô, cứng hay khiến trẻ phải nhai nhiều vì các bé thường rất lười nhai.
  • Cân đối sao cho thời gian giữa các bữa ăn của con yêu thật hợp lý, tránh cho trẻ ăn vặt quá nhiều vì khi đến bữa chính trẻ sẽ không chịu ăn mẹ nhé.
  • Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày thay vì ăn 3 bữa thì mẹ hãy cho trẻ ăn thành 5  6 bữa/ ngày.
  • Cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn thường xuyên.
  • Hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ bị ốm vì thuốc kháng sinh sẽ khiến cho hệ vi sinh của bé bị mất cân bằng, gây chứng khó tiêu.
  • Giữ gìn vệ sinh hàng ngày cho bé: Các mẹ nên cho bé vệ sinh cá nhân thường xuyên, liên tục trong ngày, đặc biệt cần chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh xong.
  • Tiêm phòng tất cả các mũi tiêm cho bé bởi vì việc này sẽ giúp cho bé tránh được một số căn bệnh nguy hiểm, loại trừ một số vấn đề về tiêu hóa.
  • Và đặc biệt, hiện nay, việc sử dụng men vi sinh để tăng cường tiêu hóa cho bé đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn.

Trẻ nhỏ ăn không tiêu có bị sốt không?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bé yêu của mẹ

Men vi sinh không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh nhanh chóng, giải quyết triệt để dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu cho trẻ. Đồng thời, cũng giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé. Điều này tạo tiền đề giúp con tiêu hóa tốt, miễn dịch vững vàng và phòng tình trạng rối loạn tiêu hóa hay bệnh lý đường ruột tái phát.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ