Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện?

Bệnh tiêu chảy phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể điều trị dễ dàng những cũng rất dễ tái mắc, đặc biệt là bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện?

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Tiêu chảy nhiễm khuẩn còn được gọi là tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có nhiều nước. Trẻ bị tiêu chảy do nước và phân được bài tiết quá nhanh khiến ruột già không kịp hấp thụ chất lỏng có trong thực phẩm. Nước và chất thải cùng bị tống ra ngoài khiến trẻ đi tiêu phân lỏng.

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện

Trẻ dưới 3 tuổi thường bị tiêu chảy nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị hại khuẩn xâm nhập

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường do các loại vi khuẩn sau:

  • Vi khuẩn E.coli gây đau bụng, mót rặn, sốt, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy
  • Khuẩn amip khiến trẻ bị đau quặn bụng từng cơn, phân lỏng và ít, có dịch nhầy hoặc máu và bị sốt nhẹ
  • Khuẩn tụ cầu khiến trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, buồn nôn và bị nôn, không bị sốt
  • Phẩy khuẩn tả khiến trẻ đi ngoài liên tục, phân có nước màu đục như nước vo gạo, nôn mửa, không bị sốt
  • Vi khuẩn Salmonella gây sốt cao kèm đau bụng, đi ngoài nhiều lần

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện?

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện khám và thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác. Sau  khi có kết luận chính xác về tình trạng của trẻ bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cha mẹ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, giúp trẻ cải thiện tiêu chảy nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến tính mạng của bé gặp nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cho bé gồm có:

1. Bù nước và điện giải

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cần được bù nước và chất điện giải bằng cách uống nước điện giải oresol. Cha mẹ chú ý pha dung dịch oresol theo đúng công thức nhà sản xuất quy định và được in trên bao bì. Trẻ < 2 tuổi chưa bị mất nước nghiêm trọng nên uống 50 – 100ml/lần, trẻ > 2 tuổi nên uống khoảng 100 – 200ml/lần. Khi trẻ bị mất nước nghiêm trọng cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ chỉ định bù nước cho bé qua tĩnh mạch.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cần được bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol

2. Uống kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy thường được chỉ định uống kháng sinh khi trong phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho con uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cũng cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng bác sĩ chỉ định, tránh tình trạng uống không đủ liều và không có hiệu quả chữa bệnh hoặc lạm dụng kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của bé.

3. Uống men vi sinh

Các vi khuẩn có hại xâm nhập không chỉ gây rối loạn tiêu hóa khiến bé tiêu chảy mà còn khiến con kém hấp thu và biếng ăn hơn. Hơn thế, việc các hại khuẩn gây bệnh tăng lên đáng kể cũng tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột của bé. Lúc này, việc bổ sung thêm hàm lượng dồi dào lợi khuẩn từ men vi sinh là điều cần thiết giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Các lợi khuẩn khi được bổ sung sẽ kìm hãm và tiêu diệt các hại khuẩn. Nhờ đó giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.

Các loại men vi sinh giúp trẻ bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa số lượng ít nhất 1 tỉ CFU/liều uống. Nhờ đó giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng, mạnh khỏe.

Trẻ nhiễm vi khuẩn bị tiêu chảy, phải làm sao để cải thiện

Uống men vi sinh giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ khi con gặp tình trạng loạn khuẩn đường ruột

4. Thuốc hỗ trợ điều trị: Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, chán ăn,… Cùng với việc uống kháng sinh và men vi sinh bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định cho bé uống thuốc giảm đau đường tiêu hóa, thuốc hạ sốt. Một số trẻ có thể còn được chỉ định bổ sung kẽm với liều lượng thích hợp giúp giảm đi ngoài, tăng khả năng miễn dịch. Cha mẹ cũng cần lưu ý trẻ < 6 tháng tuổi bổ sung không quá 10mg kẽm mỗi ngày, trẻ > 6 tháng tuổi không bổ sung quá 20mg kẽm mỗi ngày, mỗi đợt bổ sung kẽm kéo dài tối đa 10 – 14 ngày.

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn là tình trạng khẩn cấp, cần được chú ý theo dõi đặc biệt. Ngay khi nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để bác sĩ khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có hại cho sức khỏe.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ