Trẻ mắc bệnh tiêu hóa chậm do đâu? Xử lý thế nào hiệu quả?

Tiêu hóa chậm là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy, trẻ mắc bệnh tiêu hóa chậm do đâu? Xử lý thế nào hiệu quả?

Trẻ mắc bệnh tiêu hóa chậm do đâu?

Trẻ mắc bệnh tiêu hóa chậm do đâu? Xử lý thế nào hiệu quả?

Trẻ mắc bệnh tiêu hóa chậm do đâu?

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng chậm tiêu hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà các mẹ tham khảo như sau:

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Nếu cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ, trẻ ăn quá no… sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gặp nhiều áp lực và dẫn tới tình trạng chướng bụng, trẻ nhỏ bị táo bón
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh và phải sử dụng thêm các thuốc đặc trị. Các loại thuốc chống viêm, thuốc có chứa nitrat có thể mang đến tác dụng phụ là gây tình trạng chậm tiêu hóa, đầy bụng ở trẻ.
  • Béo phì: Dấu hiệu trẻ chậm tiêu xảy ra ở những đứa trẻ bị béo phì. Nguyên nhân vì thừa cân. Béo phì khiến vùng bụng bị áp lực và tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản.
  • Căng thẳng: Nếu trẻ gặp áp lực, căng thẳng trong học tập… thì có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh ở đường tiêu hóa. Từ đó, việc tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
  • Nhiễm khuẩn Hp: Khi chế độ ăn không được đảm bảo vệ sinh thì trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn Hp. Vi khuẩn này dễ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Xử lý trẻ mắc bệnh tiêu hóa thế nào cho hiệu quả?

Xử lý trẻ mắc bệnh tiêu hóa thế nào cho hiệu quả?

Theo các chuyên gia, để xử lý trẻ mắc bệnh tiêu hóa hiệu quả thì mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Trẻ ăn ít nhất 3 khẩu phần rau củ quả mỗi ngày. Trong đó phải có ít nhất 1 khẩu phần là rau xanh. Việc bổ sung chất xơ hàng ngày cho con không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé mà con hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa chậm ở trẻ.
  • Các mẹ nên đảm bảo bổ sung đủ nước cho bé. Cho con uống đủ nước theo độ tuổi và ưu tiên nước lọc, hạn chế nước ép trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần xây dựng thực đơn đủ chất, đa dạng thực phẩm và tạo thói quen nhai kỹ, nhai chậm khi ăn.
  • Tránh ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa mà thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của con.
  • Tránh thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga hoặc ăn nhiều chất béo không tốt từ thức ăn nhanh, tiện lợi.
  • Hạn chế trẻ nhỏ sau 1 tuổi uống quá nhiều sữa tươi (>1 lít/ngày), cũng như cha mẹ hãy tránh đổi sữa hay trộn sữa bột với loại bột ngũ cốc không đúng cách cho bé dùng. Ba mẹ có thể xem xét lựa chọn các loại sữa có tỷ lệ đạm phù hợp với khả năng tiêu hóa của con mình.
  • Khuyến khích trẻ nhỏ vui chơi và vận động hợp lý mỗi ngày với các bài tập thể thao phù hợp với lứa tuổi như đá banh, chạy, đạp xe, bơi… Tránh ngồi hay nằm xem TV, Ipad…. nhiều hơn 60 phút/ngày.
  • Nếu trẻ bị táo bón thì cha mẹ tránh la mắng hay dọa nạt bắt trẻ phải đi tiêu vì điều này làm trẻ dễ phát triển tình trạng lo âu và làm trẻ táo bón nặng hơn. Thay vào đó thì dạy trẻ tập đi vệ sinh bằng bô hay bồn cầu sớm khi trẻ 2 tuổi.
  • Ngoài ra, với đối tượng trẻ tiêu hóa kém, chậm tiêu hóa thì việc cho trẻ sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng nhanh chóng cho con hiện nay đang là phương pháp được nhiều ba mẹ Việt tin chọn.

Kết hợp dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Việc duy trì bổ sung lợi khuẩn cho bé tiêu hóa kém sẽ giúp đảm bảo cân bằng hệ khuẩn ruột trong cơ thể, cải thiện tối ưu vấn đề rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm tiêu hóa. Đồng thời bảo vệ thành ruột, phòng tránh hiệu quả các bệnh tiêu hóa sau này cho con. Hơn nữa, cho bé uống men vi sinh còn là cách giúp bé yêu có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch được nâng cao đáng kể.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ