Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Trẻ thường đi ngoài 5 – 6 lần trong 1 ngày. Khi đột nhiên cả ngày trẻ không đi ngoài được, đa số ba mẹ sẽ cho rằng trẻ bị táo bón. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện trẻ không đi ngoài được đau bụng dưới đây.

Nguyên nhân trẻ không đi ngoài được đau bụng

Do bé bị táo bón

Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Do bé bị táo bón

Mắc phải tình trạng này, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn bình thường. Trung bình, với trẻ dùng sữa mẹ thì tần suất đi ngoài là 5 – 6 lần/1 ngày. Trường hợp dùng sữa công thức thì ít hơn và thường là 1 – 3 lần/1 ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể mà số lần đi ngoài của trẻ có thể ít hoặc nhiều hơn mức chung. Điều quan trọng là so sánh với tần suất đi ngoài bình thường của trẻ.

Tuy nhiên, số lần đi ngoài chỉ là một trong những căn cứ để xác định trẻ nhỏ bị táo bón hay không. Bên cạnh đó, bạn cần căn cứ vào đặc điểm của phần (cứng), cảm giác của bé (khó chịu, hay quấy khóc vô cớ, chán ăn, sụt cân…) và bụng (căng phình dù đang đói, lấy tay ấn có cảm giác cứng).

Trẻ bị tắc ruột

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột, khiến trẻ không đi ngoài được đau bụng. Trong đó, chủ yếu là do bị lồng ruột. Đây là tình trạng các đoạn ruột chui lồng với nhau khiến chúng bị thắt nghẹt.

Vì thế, bạn nên lưu ý khi trẻ không đi ngoài kèm với các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, phân trộn lẫn với chất nhầy và máu. Trong đó, tình trạng đau bụng sẽ diễn ra một cách đột ngột và dữ dội. Trẻ sẽ tự nhiên khóc thét lên, ưỡn người hoặc kéo đầu gối vào ngực khi khóc.

Hẹp hậu môn

Tình trạng này xảy ra khi đại tràng hình thành không đúng cách và gây hẹp hậu môn. Cá biệt, một số trẻ sơ sinh không có hậu môn. Nhìn chung, trẻ không đi ngoài được có nguyên nhân do hẹp hậu môn hiếm gặp.

Biểu hiện của tình trạng này là trẻ không đi ngoài trong vòng 1 – 2 ngày sau khi sinh ra. Bụng bị căng trướng và nôn mửa. Bên cạnh đó, hậu môn có thể có màn che hoặc nằm ở vị trí bất thường (quá gần đường tiết niệu).

Phình đại tràng bẩm sinh

Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Bệnh có yếu tố bẩm sinh và gây ra sự tắc nghẽn ở ruột già. Biểu hiện rõ nhất khi mắc bệnh này là trẻ không đi ngoài trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ sau sinh. Đi kèm với đó là tình trạng căng trướng bụng, nôn mửa, vàng da, bú kém và hay quấy khóc.

Cách cải thiện trẻ không đi ngoài được đau bụng

Cho bé uống đủ nước 

Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Cho bé uống đủ nước

Mẹ cần cho bé uống đủ nước để giúp phân mềm và trẻ dễ đi ngoài hơn. Theo đó:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng nên cho uống từ 100 đến 200ml nước/ngày. Với trẻ sơ sinh, thay vì cho bé uống nước, mẹ chỉ cần tăng lượng sữa bé bú mỗi cữ để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ.
  • Đối với bé từ 6 – 12 tháng, mẹ cho bé uống từ 200 đến 300 ml nước/ngày.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, uống 500 – 600ml nước/ngày, 1000ml nước/ngày đối với trẻ 3 – 5 tuổi.
  • Còn đối với trẻ trên 10 tuổi sẽ uống lượng nước bằng với người lớn là 1500 – 2000ml nước/ngày.

Mẹ nên chia đều lượng nước cho bé uống trong ngày, không nên uống quá nhiều một lúc. Đối với trẻ lớn có thể bổ sung các loại nước hoa quả thay vì nước lọc thông thường.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa cho bé táo bón, nhờ đó bé sẽ đi ngoài tốt hơn. Một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa giúp bé dễ đi ngoài như quả bơ, dưa hấu, rau mồng tơi,… có tác dụng nhuận tràng, đặc biệt tốt trong điều trị táo bón. Và còn rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: quả mận, quả lê hay táo,…đều rất tốt để chế biến thành các món ăn cho bé bị táo bón không đi ngoài được.

Bổ sung cho bé sữa chua và các thực phẩm lên men

Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Bổ sung cho bé sữa chua và các thực phẩm lên men

Một loại thực phẩm không thể bỏ qua khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được đó là sữa chua probiotic. Loại thực phẩm này chứa các thành phần chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết dễ hấp thụ, tốt cho đường ruột.

Bên cạnh đó, các thành phần thuộc chủng lactic có trong sữa chua khi liên kết với vi nhung mao của ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa. Vì vậy khắc phục cũng như ngăn ngừa tình trạng khó đi ngoài đau bụng rất hiệu quả. 

Tăng cường massage bụng cho bé mỗi ngày

Massage bụng là giải pháp tốt đối với trẻ bị táo bón không đi ngoài được, đặc biệt phù hợp với trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, trẻ chưa vận động được nhiều nên việc massage sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giảm chướng bụng, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Kết hợp sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Trẻ không đi ngoài được đau bụng: nguyên nhân và cách cải thiện

Kết hợp sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Mẹ có biết, một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé dễ gặp phải tình trạng khó đi ngoài đau bụng là do tiêu hóa kém. Bởi trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa con còn non nớt và chưa hoàn thiện. Do đó, với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé bằng cách kết hợp dùng thêm các sản phẩm men vi sinh cho trẻ bị táo bón.

Việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Đồng thời, các lợi khuẩn khi được bổ sung cũng giúp kìm hãm và áp chế sự phát triển của hại khuẩn, nhờ đó hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con có tiêu hóa khỏe, miễn dịch vững vàng và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa ở bé.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ