Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Trẻ hay xì hơi hơn bình thường, mẹ không biết vẫn khỏe mạnh hay trẻ có đang mắc bệnh không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho mẹ những hiểu biết về hiện tượng trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì, và những biện pháp để cải thiện tình trạng ấy.

Nguyên nhân trẻ hay xì hơi là gì?

Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân trẻ hay xì hơi là gì?

Xì hơi (hay còn gọi là đánh hơi, đánh rắm) là một phản ứng bình thường của người lớn và trẻ em để thải khí thừa ra khỏi ruột thông qua đường hậu môn. Xì hơi giúp trẻ giảm bớt lượng khí dư và khiến trẻ thoải mái dễ chịu hơn. Trẻ xì hơi ít hơn 10 lần trong một ngày thì trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu trẻ xì hơi nhiều hơn 10 lần trong ngày và kèm theo khác biểu hiện khác, thì trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân trẻ hay xì hơi là:

  • Do sữa mẹ chứa nhiều lactose: Khi trẻ bắt đầu bú mẹ, sữa mẹ lúc này có chứa nhiều lactose khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi và xì hơi nhiều. Đây là hiện tượng hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Do trẻ bú quá nhanh hoặc tư thế bú không đúng: Khi trẻ bú quá nhanh hoặc tư thế bú không đúng, trẻ sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn dẫn đến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Trẻ lúc này xì hơi nhiều để thải bớt lượng khí thừa trong bụng.
  • Do thức ăn mẹ nạp vào cơ thể: Thức ăn của mẹ sẽ chuyển hóa một phần thành sữa mà trẻ bú. Vậy nên, mẹ ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu, các đồ uống có chứa cafein như cà phê, đồ uống có ga như nước ngọt, nước giải khát,… thì sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Do mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm: Trẻ sơ sinh nên ăn dặm sau 6 tháng tuổi bởi khi đó hệ tiêu hóa của trẻ mới có thể tiêu hóa được thức ăn lỏng. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm thì dễ tạo ra gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Khi trẻ bị xì hơi nhiều và kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, khó chịu, quấy khóc nhiều, bụng đầy và cứng,… thì trẻ có thể đang gặp các vấn đề tiêu hóa như sau:

  • Trẻ đang bị đầy khí trong bụng

Trường hợp này xảy ra khi bé nuốt quá nhiều không khí vào bụng. Nguyên nhân có thể do bé quấy khóc nhiều, bú mẹ không đúng tư thế,… Không khí trong bụng sẽ hình thành các bong bóng khí và gây khó chịu cho đường ruột của trẻ. Lúc này trẻ chưa bị nặng, xì hơi sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

  • Đầy bụng, khó tiêu

Xì hơi nhiều có khả năng là trẻ đang bị đầy bụng, khó tiêu. Khi cha mẹ thấy trẻ hay quấy khóc, khó chịu hơn bình thường, bỏ ăn và xì hơi nhiều thì cha mẹ nên kiểm tra bụng của trẻ. Nếu bụng của trẻ tròn và căng, ngay cả khi đã qua 1 – 2 giờ sau khi ăn, và khi vỗ nhẹ có tiếng kêu như tiếng trống thì khả năng cao bé đang bị đầy hơi, khó tiêu.

  • Táo bón

Xì hơi có thể là biểu hiện ban đầu của trẻ đang bị đầy hơi, khó tiêu, nếu để lâu dài sẽ phát triển thành táo bón. Khi trẻ nhỏ bị táo bón thì trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, lâu dần khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Lúc này, cha mẹ nên có những biện pháp kịp thời để cải thiện tình trạng của trẻ như: bổ sung nước và chất xơ cho trẻ, cho trẻ vận động thường xuyên,…

  • Nhiễm trùng đường ruột

Khi trẻ bị xì hơi nhiều, có mùi thối, phân có lẫn máu, sốt,… có khả năng bé đang bị nhiễm trùng đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường ruột của trẻ bị vi khuẩn tấn công, chúng sẽ xâm nhập qua đường ăn uống, đi vào ruột và sinh sản, tạo ra độc tố tấn công cơ thể của trẻ. Nhiễm Trùng đường ruột sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các dưỡng chất của trẻ, khiến trẻ khó chịu, chán ăn, sốt cao,… và còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Cha mẹ nếu quan sát thấy trẻ có những biểu hiện trên thì nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách khắc phục trẻ bị xì hơi nhiều

Một số cách khắc phục tình trạng xì hơi nhiều mà mẹ có thể thực hiện là:

  • Mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ thường xuyên sau khi cho bú.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế giúp hỗ trợ bé tiêu hóa và hấp thu tốt, hạn chế tình trạng nôn trớ, xì hơi ở trẻ.
  • Massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, từ đó trẻ sẽ dễ dàng thải bớt khí dư qua hậu môn.
  • Chườm ấm cho trẻ: Lấy một chiếc khăn ấm để chườm lên bụng  sẽ giúp trẻ thoải mái hơn, kích thích các cơ bụng co bóp để trẻ dễ tiêu hóa hơn
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Một phần thức ăn mẹ hấp thu sẽ chuyển hóa thành dưỡng chất có trong sữa mẹ, và trẻ sơ sinh sẽ nhận được những dưỡng chất đó thông qua việc bú mẹ. Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cafein mẹ sử dụng có thể ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của bé. Vậy nên mẹ nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa 3 nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, để bé yêu có thể hấp thu đủ dưỡng chất khi bú mẹ.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách: Mẹ nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi, từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để bé làm quen với việc ăn dặm và không gây áp lực tới hệ tiêu hóa của bé.
  • Ba mẹ cũng có thể cho bé sử dụng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa để sớm cải thiện sức khỏe cho bé yêu của mình.

Trẻ hay xì hơi là bị bệnh gì mẹ đã biết chưa?

Men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé

Hiện nay, bổ sung men vi sinh lợi khuẩn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ. Bởi men vi sinh không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và sức đề kháng ở trẻ, mà còn có tác dụng giúp đỡ trong việc cải thiện tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ với các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bổ sung lợi khuẩn với hàm lượng dồi dào cũng giúp cân bằng lại môi trường hệ vi sinh vật có trong đường ruột của bé. 

 Tổng hợp: Ngô Ánh

TƯ VẤN MIỄN PHÍ