Vì sao trẻ hay ốm vặt? Cách tăng đề kháng cho bé

Trẻ hay ốm vặt  không chỉ khiến con mệt mỏi, ba mẹ lo lắng mà còn có thể ảnh hưởng tới hấp thu và sự phát triển sau này của bé. Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng hay ốm vặt tốt nhất cho bé.

Vì sao trẻ hay ốm vặt?

Một số trẻ thường xuyên bị ốm vặt, hay phải uống thuốc mới chữa khỏi. Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ hay ốm vặt là do cơ địa kém. Tuy nhiên ốm vặt có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là khả năng miễn dịch kém và không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Trẻ hay ốm vặt

Trẻ hay ốm vặt nguyên nhân chủ yếu là do miễn dịch kém và không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Trẻ hay bị ốm do khả năng miễn dịch kém

Sau khi chào đời cơ thể của trẻ có sẵn một lượng kháng thể do mẹ truyền cho thông qua sữa và quá trình sinh thường (trẻ sinh mổ không nhận được kháng thể qua quá trình này). Hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoàn thiện dần cùng quá trình lớn lên và thông qua các mũi tiêm chủng. Trước khi hệ miễn dịch hoàn thiện trẻ rất dễ bị môi trường tác động đến sức khỏe. Những trẻ có hệ miễn dịch kém tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây bệnh.

Trẻ có hệ miễn dịch càng kém thì tần suất bị ốm vặt càng cao, phổ biến nhất là các bệnh hô hấp như sổ mũi, viêm họng, ho, sốt,… Nếu mẹ thấy con thường xuyên bị viêm họng, cảm cúm,… chứng tỏ hệ miễn dịch của con hoạt động kém. Trường hợp sức đề kháng của bé bị suy giảm nghiêm trọng sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như sốt xuất huyết, ho gà, bạch hầu, uốn ván,…

Trẻ hay bị ốm do kém tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kẽm cũng là nguyên nhân của tình trạng hay ốm vặt do thức ăn không được tiêu hóa hết khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời còn là nguyên nhân khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, trẻ dễ mắc cá bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… Không hấp thụ được đủ dinh dưỡng khiến hoạt động của các cơ quan bị suy giảm, không cân bằng và khiến trẻ dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.

Trẻ hay bị ốm do biếng ăn, ăn không thấy ngon

Trẻ phải ăn uống đầy đủ mới bổ sung đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trẻ bị mệt mỏi, ốm yếu thường đi kèm tình trạng biếng ăn, ăn không thấy ngon miệng càng khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy cơ mắc bệnh vì thế cũng tăng cao hơn. Do đó, khi thấy trẻ có triệu chứng biếng ăn, chán ăn mẹ cần chú ý theo dõi vì tình trạng này có thể khiến bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng, làm suy giảm khả năng miễn dịch khiến bé hay bị ốm vặt.

Làm thế nào để bé ít ốm vặt hơn?

Hệ miễn dịch là hàng rào tự nhiên chống lại sự xâm nhập, quá trình phát triển của các tác nhân gây bệnh. Với trẻ hay bị ốm vặt cách tốt nhất để giúp bé ít ốm, khỏe mạnh là tăng cường miễn dịch cho bé thường xuyên, liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển.

Trẻ hay ốm vặt

Trẻ hay ốm vặt cần được chú trọng tăng khả năng miễn dịch để ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập

Trong đó quan trọng nhất là những giai đoạn sau đây:

  • Mới chào đời: Giai đoạn này hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn yếu nhưng trẻ đã phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị cảm, sốt, ho và rất cần được hỗ trợ tăng sức đề kháng.
  • Cai sữa: Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất ở dạng dễ hấp thụ nhất cho bé mà còn cung cấp lợi khuẩn và các kháng thể tự nhiên. Nhờ đó bé có thể chống chọi lại được tác động của môi trường bên ngoài, ít bị nhiễm bệnh. Khi mới cai sữa, nguồn lợi khuẩn và kháng thể từ sữa mẹ bị mất đi khiến hệ miễn dịch của bé bị suy yếu cho đến khi được phát triển hoàn thiện. Hỗ trợ tăng miễn dịch cho bé lúc này vừa có thể bảo vệ bé khỏi tác nhân gây bệnh vừa thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch diễn ra nhanh hơn.
  • Mới đi nhà trẻ: Bắt đầu đi học cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc với nhiều bạn bè dùng trang lứa hơn và đồng thời tăng nguy cơ nhiễm bệnh do có nhiều nguồn lây khác nhau. Vì thế ngay khi chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ mẹ đã cần chú ý hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé ngay lập tức để giảm nguy cơ mắc bệnh khi đến nhà trẻ.
  • Thời tiết thay đổi: Sự khác biệt về nhiệt độ, khí hậu của các mùa rất lớn nhưng lại có thể thay đổi rất nhanh chóng khiến cơ thể bé không kịp thích nghi. Giai đoạn giao mùa bé hay bị ốm do tác động của sự chênh lệch về nhiệt độ, khí hậu của các mùa tạo ra những ảnh hưởng đối lập lẫn nhau.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Để tăng sức đề kháng cho bé, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết và lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe là rất cần thiết. Với những bé dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục cho bú xen kẽ cho đến hết 24 tháng tuổi. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần được ăn dặm với thực đơn đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất cơ lợi cho sức khỏe.

Trẻ hay ốm vặt

Cho bé uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường đề kháng 

Ngoài ra, cho trẻ bổ sung men lợi khuẩn cũng là cách đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng tối ưu cho bé. Khi trẻ uống men probiotic, một lượng lớn lợi khuẩn cũng được cung cấp cho cơ thể giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tạo tiền đề giúp đường ruột khỏe mạnh và thiết lập hàng rào miễn dịch hiệu quả, chống lại sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh trong cơ thể.

Trẻ hay ốm vặt cho thấy khả năng miễn dịch bị suy giảm và không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngay khi nhận thấy tình trạng bé thường xuyên bị ốm vặt, phải uống thuốc mẹ cần đưa con đi khám để xác định chính xác bệnh lý cần điều trị và được bác sĩ hướng dẫn cách tăng đề kháng cho con hiệu quả và an toàn nhất.

Tổng hợp: Phương Thảo

TƯ VẤN MIỄN PHÍ