Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có các vấn đề về tiêu hóa do cơ quan tiêu hóa còn non nớt, chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhiều mẹ khi thấy trẻ xuất hiện các vấn đề tiêu hóa thường tỏ ra lo lắng, luống cuống, nhất là các chị em làm mẹ lần đầu. Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, mẹ phải làm sao?

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa là cơ quan rất quan trọng, có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng và hấp thụ vào cơ thể. Sau đó các chất dinh dưỡng này sẽ được cung cấp cho tất cả các cơ quan khác, phục vụ mọi hoạt động sống của cơ thể. Cuối cùng hệ tiêu hóa lại có nhiệm vụ đào thải chất cặn bã, độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện, do đó trong 6 tháng đầu sau sinh trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng mẹ mới có thể tập cho trẻ ăn dặm từ những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Sau đó cho bé làm quen dần với những loại thức ăn cứng hơn, khó tiêu hơn do lượng enzyme tiêu hóa được gan, tụy và ruột tiết ra trong những ngày đầu chưa nhiều.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ thường xuyên xuất hiện các vấn đề tiêu hóa chính là cơ thể tiết ra không đủ enzyme tiêu hóa. Nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa không tiết ra đủ enzyme là do hệ vi sinh bị mất cân bằng, tie lệ hại khuẩn tăng cao.

Cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ xuất hiện các vấn đề tiêu hóa

Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, mẹ phải làm sao?

Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa phổ biến nào?

Các vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm có:

  • Tiêu chảy: Là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến cơ thể bị mất nước, thiếu chất điện giải dẫn đến mệt mỏi, sút cân, sức đề kháng suy giảm và suy dinh dưỡng,… Nếu không được bổ sung kịp thời trẻ có nguy cơ bị sốt cao dẫn đến co giật, thậm chí tử vong.
  • Táo bón: Là tình trạng trẻ ít đi ngoài (ít hơn 3 lần/tuần), đi ngoài phân cứng. Đây là vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Hiện tượng chướng bụng, đầy hơi thường xảy ra khi trẻ bú quá nhanh, quá nhiều hay sử dụng các loại thức ăn không lành mạnh khiến khí tích tụ trong dạ dày và ruột. Bụng trẻ phình to, căng cứng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn,…

Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất ở trẻ

Khi trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa mẹ phải làm sao?

Để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả, giảm bớt nguy cơ xuất hiện các vấn đề tiêu hóa, dưới đây là 1 số bí quyết chăm sóc trẻ mà chúng tôi đã tổng hợp lại:

  • Cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi: Việc ăn dặm quá sớm không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Nhiều phụ huynh vui mừng, cổ vũ khi thấy trẻ tập nhai sớm. Tuy nhiên, ăn dặm quá sớm chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ gặp phải các vấn đề tại cơ quan tiêu hóa chính là ăn dặm quá sớm. Để hệ tiêu hóa hoàn thiện, hấp thụ được dinh dưỡng có trong thức ăn, WHO khuyến nghị mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng đầu đời.
  • Sử dụng thực phẩm sạch cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất xơ: Mẹ cần lựa chọn thực phẩm sạch, cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn đủ 20g chất xơ và uống khoảng 1.5l chất lỏng mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn trong 3 tháng đầu đời: Men vi sinh có tác dụng gì? Chế phẩm men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột cân bằng tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn, kích thích tăng tiết enzyme tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ sử dụng men vi sinh đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng đầu đời.

Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa 

Sử dụng men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa hoàn thiện và làm giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề tiêu hóa hiệu quả. Khi cho trẻ uống men vi sinh, mẹ lưu ý chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ