Trẻ em bị đau dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện nay không ít trường hợp trẻ em mắc bệnh đau dạ dày. Nếu bố mẹ không phát hiện thì bé có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục trẻ em bị đau dạ dày mẹ cần biết.

Nguyên nhân trẻ em bị đau dạ dày là gì mẹ biết chưa?

Trẻ em bị đau dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân trẻ em bị đau dạ dày là gì mẹ biết chưa?

Bệnh đau dạ dày ở trẻ em thường do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu khiến cho vi khuẩn hay những tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây hại.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Đây là một loại vi khuẩn có khả năng làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày. Khi xâm nhập, chúng sẽ ký sinh ở niêm mạc và từ đó hình thành viêm loét. Viêm loét dạ dày gây đau bụng khiến trẻ nôn trớ,…
  • Thói quen mớm đồ cho trẻ: Thực tế, hành động này lại vô tình cho các tác nhân gây hại như virus và vi khuẩn ở trong mẹ có thể lây truyền sang con, từ đó hình thành nên bệnh đau dạ dày.
  • Chế độ ăn không phù hợp: Khi trẻ ăn những món khó tiêu hóa, thức ăn không tiêu hóa được hết sẽ dẫn đến đau dạ dày. Bên cạnh đó, một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường hoặc thức ăn chua cũng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương.

Cách khắc phục trẻ em bị đau dạ dày hiệu quả 

Trẻ em bị đau dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách khắc phục trẻ em bị đau dạ dày hiệu quả 

Để giúp con yêu hồi phục nhanh chóng khi bị đau dạ dày, cha mẹ có thể tham khảo chế độ chăm sóc bé đơn giản tại nhà như sau:

  • Trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì phụ huynh cần phải chú ý sử dụng thuốc điều trị tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 8 tuổi  thì nên cân nhắc sử dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng của bệnh trước khi sử dụng kháng sinh
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em do sử dụng thuốc thì cần tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroids, kể cả thuốc chứa Ibuprofen, Aspirin hay các loại khác cùng nhóm mẹ nhé.
  • Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính/ ngày. Ngoài ra thì có thể tăng số lượng, giảm khối lượng bữa ăn tùy vào cơ địa của từng trẻ. Phụ huynh được không nên ép con ăn quá nhiều, vì việc gây sức ép về vấn đề ăn uống có thể khiến trẻ nhỏ cảm thấy áp lực, khiến cho bệnh viêm dạ dày càng thêm trầm trọng đấy nhé.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt trong bữa ăn. Khuyến khích trẻ ăn từ từ, nhai kỹ để giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn. Tăng cường chế biến các món ăn mềm  lỏng, dễ tiêu hóa để dạ dày không phải “làm việc” quá vất vả.
  • Hạn chế cho trẻ ăn cơm chan canh. Bởi khi đó trẻ dễ sinh ra lười nhai, nuốt chửng khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều để có thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn.
  • Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống,học tập. Meh hãy tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt, kiêng kị đối với trẻ bị viêm loét dạ dày, đặc biệt là đồ chua.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ, ngày chia thành nhiều lần
  • Chỉ thực hiện nội soi dạ dày trẻ em khi thực sự cần thiết và phải được sự cho phép tiến hành của các bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ em bị đau dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bổ sung men vi sinh giúp bé tiêu hóa tốt và tăng miễn dịch

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và miễn dịch để con bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Bởi khi cơ thể bé cân bằng được hàm lượng vi khuẩn và hại khuẩn sẽ giúp con của mẹ phòng tránh được các bệnh tiêu hóa thường gặp như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…. cũng như hạn chế ốm vặt. Từ đó mẹ sẽ yên tâm hơn rất nhiều đấy, hành trình nuôi con sẽ nhàn hơn!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ