Hiện tượng trẻ bị đi ngoài phân có bọt thường xảy ra với trẻ từ 0-36 tháng tuổi, chủ yếu nguyên nhân do hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu kém. Vậy trẻ đi phân bọt có sao không?
Trẻ đi ngoài phân bọt có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là vấn đề tiêu hóa
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài từ 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi tùy thuộc vào việc trẻ bú mẹ hay dùng sữa công thức. Phân của trẻ bú mẹ có màu vàng, sệt, mùi hơi chua, trong khi phân của bé bú sữa công thức màu nâu hay xanh, mùi thối với kết cấu đặc hơn. Nếu mẹ thấy trẻ đi phân sủi bọt nhưng tần suất đi ngoài không đổi, trẻ không có dấu hiệu bất thường nào khác, không quấy khóc hay bỏ bú thì có thể tạm yên tâm. Hãy theo dõi bé thêm khoảng 1-2 ngày.
Với trẻ đi ngoài phần nhầy, có bọt, quấy khóc hay sụt cân thì đây là vấn đề tiêu hóa của trẻ cho thấy có khả năng con mắc chứng loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay bị nhiễm trùng đường ruột. Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị các triệu chứng như:
Khi thấy trẻ bị đi ngoài phân có bọt, tùy vào mức độ nặng – nhẹ mà bố mẹ sẽ có cách xử trí phù hợp. Dưới đây là một số điều bố mẹ cần lưu ý:
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn
Các mẹ cho con bú cần thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hơn, bổ sung thêm rau củ, sữa chua, uống nhiều nước thay vì ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ để nâng cao chất lượng sữa mẹ, giúp trẻ bú mẹ đi ngoài đều, có khuôn phân tốt.
Mẹ cho con bú cần thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý hơn
Đối với trẻ uống sữa công thức
Mẹ nên cho con bú sữa mẹ đan xen với sữa công thức và theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu sau 1-2 tuần bé không có dấu hiệu bất thường thì có thể chuyển sang bú bình hoàn toàn. Trường hợp trẻ bị đi ngoài phân bọt do bất dung nạp Lactose trong sữa thì mẹ nên đổi cho con loại sữa khác, không có hay có rất ít đường. Với trẻ dị ứng đạm sữa bò thì cần loại bỏ sản phẩm từ sữa bò khỏi chế độ ăn của bé.
Đối với trẻ đang ăn dặm
Mẹ nên cho trẻ ăn cháo, bột xay nhuyễn và được nấu chín. Bổ sung thêm các món dễ tiêu hóa cho trẻ, tăng cường rau củ quả. Chú ý lựa chọn nguyên liệu đảm bảo sạch sẽ, an toàn, vệ sinh dụng cụ nấu ăn, dụng cụ pha sữa và đồ chơi của con, tiệt trùng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây hại cho đường ruột của bé.
Tình trạng kéo dài kèm theo triệu chứng khác
Trường hợp trẻ bị đi ngoài có bọt kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, đau nhức cơ thể, phân đổi màu trắng, lẫn máu, trẻ bị mất nước nghiêm trọng, sụt cân, quấy khóc liên tục, bỏ bú liên tục… thì bố mẹ cần cho con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đề xuất cách chữa phù hợp.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề đường ruột như bị đi ngoài phân bọt, phân nhầy, tiêu chảy, táo bón… Bố mẹ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cường lợi khuẩn cho trẻ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thuận lợi, giúp ổn định cân bằng hệ vi sinh. Nhờ đó, trẻ sẽ ăn uống tốt hơn, có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và phòng ngừa tốt các bệnh lý tiêu hóa hay gặp.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ đi phân bọt có sao không” cũng như giúp bố mẹ tìm ra cách xử lý phù hợp rồi. Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng các biện pháp trên để chăm sóc bé đúng cách.