Trẻ đi phân chua và có bọt là dấu hiệu của bệnh gì?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ mắc phải các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng trẻ đi phân chua và có bọt. Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ đi ngoài phân chua lẫn bọt để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Trẻ đi phân chua và có bọt là dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng từ 5-7 lần/ngày với tình trạng phân màu vàng và hơi mềm. Với trường hợp trẻ đi ngoài nhiều hơn 10 lần/ngày, phân lỏng, có hiện tượng sủi bọt, trẻ biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều… thì mẹ không được chủ quan bởi đây là dấu hiệu con đã bị tiêu chảy, cần đi khám sớm.
Nguyên nhân khiến trẻ đi phân chua và có bọt thường do:
Rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn: Phân trẻ có mùi chua và có bọt còn có thể do bị nhiễm khuẩn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti trước khi cho con bú, hoặc không vệ sinh sạch núm vú của bình sữa. Bé cũng có thể bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc, chạm vào đồ chơi không sạch sẽ hay không gian, môi trường sống của trẻ không được vệ sinh.
Trẻ đi phân chua và có bọt có thể báo hiệu con bị nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa
Bú sữa trước của mẹ: Sữa trước của mẹ thường chứa hàm lượng lớn đường, ít chất dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ có khả năng bị đi ngoài cao hơn khi bụng con không khỏe. Phần sữa sau sẽ đặc và nhiều dinh dưỡng hơn, làm giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ không đảm bảo, mẹ ăn nhiều đồ chiên xào thì cũng khiến cho trẻ có khả năng đi phân chua có bọt cao hơn.
Dùng sữa công thức: Trẻ cũng có nguy cơ bị đi phân mùi chua, sủi bọt khi con uống sữa công thức mới, hệ tiêu hóa chưa thích nghi được gây ra hiện tượng này. Bố mẹ có thể đan xen hai loại sữa cũ và mới với nhau, nếu 1-2 tuần trẻ không có triệu chứng gì bất thường mới quyết định cho con dùng tiếp không.
Giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm: Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ bắt đầu chuyển từ bú sữa sang làm quen với ăn dặm. Thời gian đầu mới ăn dặm hệ tiêu hóa của trẻ cũng chưa thích nghi được với các món ăn mới và cũng dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa của trẻ, trong đó có nguy cơ đi ngoài phân chua có bọt. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình chế biến thức ăn mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ, cho con ăn thực phẩm không tươi, sạch thì con cũng có nguy cơ bị phân chua và bọt. Một số trường hợp khác là do con bị dị ứng thực phẩm.
Cách khắc phục hiện tượng trẻ đi ngoài phân mùi chua có bọt
Khi thấy trẻ đi ngoài mùi chua và có sủi bọt, bố mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để sớm có hướng xử lý đúng và khoa học, áp dụng các cách sau đây:
Tăng cữ bú nhiều hơn cho trẻ trong ngày để cung cấp dinh dưỡng và bù nước cho cơ thể trẻ. Có thể cho con uống thêm dung dịch bù điện giải Oresol theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Tăng cữ cho con bú nhiều hơn để bù nước và dinh dưỡng cho trẻ
Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần xem xét điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bản thân, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nước dừa, sữa chua và tránh không ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn không tốt cho sức khỏe.
Với trẻ dùng sữa công thức có thể đi ngoài phân chua sủi bọt trong 2-3 ngày đầu đổi sữa mới thì không sao, tuy nhiên bị trong thời gian dài mẹ cần đổi sữa cho con. Nếu hiện tượng trẻ đi ngoài phân chua sủi bọt do con không dung nạp đường lactose thì nên đổi sang loại sữa không có lactose cho con.
Với trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh giúp ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian ngắn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giải quyết tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa để từ đó giúp con khỏe mạnh hơn, bảo vệ đường ruột của trẻ khỏi các tác nhân gây hại.
InfaBiotix là men vi sinh chuyên biệt dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
Tình trạng trẻ đi phân chua và có đa phần không gây hại lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, chỉ là dấu hiệu báo hệ tiêu hóa của con đang không được khỏe mạnh và cần sớm được cải thiện, chữa trị. Bố mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ nhiều hơn, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ để con sớm phục hồi và phát triển tốt.