Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Bé đi ngoài ra nước là biểu hiện hệ tiêu hóa có vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy, trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra nước là gì mẹ biết chưa?

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra nước là gì mẹ biết chưa?

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hầu hết điều đi tiêu phân lỏng hoặc ra nước. Đây là điều rất bình thường đối với giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu trẻ đột ngột đi ngoài ra nước và đi nhiều lần trong ngày thì chắc chắn trẻ bị tiêu chảy.

Theo các bác sĩ chuyên nhi khoa thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, gồm:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng thông quá việc ăn uống hay do tiếp xúc với mầm bệnh rồi đưa tay vào miệng.
  • Dị ứng thức phẩm, ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân dễ gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng sẽ khiến bị tiêu chảy cấp phân nước.
  • Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Bù nước và chất điện giải

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Bù nước và chất điện giải

Đi ngoài liên tục khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, việc bổ sung lại lượng thiếu hụt đó là điều rất cần thiết. Ba mẹ có thể cho con uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol pha theo tỉ lệ phù hợp để bù nước và chất điện giải cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Trong các trường hợp trẻ em đi ngoài ra nước thì điều trị bằng thuốc tây là giải pháp làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho con uống. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung men vi sinh…

Ngoài ra, trong dân gian có một số bài thuốc chữa đi ngoài rất hiệu quả như:

  • Lấy một nắm búp ổi tươi, rửa sạch, nhai với ít muối.
  • Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà, hấp cách thủy. Ăn 1 ngày 2 lần, sau 2-3 ngày bệnh sẽ hết.
  • 100g rau sam tươi và 50g cỏ sữa, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chế độ ăn uống của bé cần cải thiện lại

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Chế độ ăn uống của bé cần cải thiện lại

Để giảm tình trạng đi ngoài ra nước, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu tinh bột và chất đạm, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp phân đặc hơn. Cơm, cháo, bánh mì, thịt nạc, thịt gà… là những thực phẩm tốt.

Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung vitamin và chất khoáng, chất điện giải bằng cách tích cực ăn các loại trái cây, rau củ như chuối, táo, cam, quýt, cà rốt, rau sam…

Ngoài ra, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé 

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngoài ra, việc bổ sung men vi sinh cũng là cách hỗ trợ giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng của bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy lùi tình trạng đi ngoài ra nước.

Việc bổ sung men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh giúp đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng, duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn. Từ đó tạo nên hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột để cải thiện tối ưu tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé yêu.

Khi nào cần đưa trẻ đi ngoài ra nước đi khám?

Trẻ đi ngoài ra nước mẹ nên xử lý như thế nào?

Khi nào cần đưa trẻ đi ngoài ra nước đi khám?

Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu  dưới đây:

  • Trẻ đi ngoài ra phân đen, nhầy, đôi khi có máu;
  • Trẻ bị nôn thường xuyên và sốt hơn 12 giờ;
  • Trẻ sơ sinh đại tiện ra nước vàng kéo dài hơn 48 giờ;
  • Trẻ bị mất nước (mắt trũng sâu, môi khô, không có nước mắt khi khóc, …)
  • Trẻ đi tiêu phân thối, thậm chí có nhớt.
Tổng hợp: Linh Chi
TƯ VẤN MIỄN PHÍ