Trẻ đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó ba mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị kịp thời, tránh tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy, trẻ đi ngoài ra máu là bị bệnh gì mẹ biết chưa?
Trẻ đi ngoài ra máu là bị bệnh gì mẹ biết chưa?
Trẻ đi ngoài ra máu là bị bệnh gì mẹ biết chưa?
Theo các bác sĩ, trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu của các bệnh như sau:
Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói.
Táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng như phân dê nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết, trẻ bị tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
Bệnh trĩ: Bé đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước khiến bé bị chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
Sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết khiến cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu, máu có màu đen và hơi xám hoặc đôi khi đỏ tươi.
Bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, con đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm nhớt và máu.
Trẻ đi ngoài ra máu mẹ phải chăm sóc con thế nào?
Trẻ đi ngoài ra máu mẹ phải chăm sóc con thế nào?
Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu không thể xem thường. Do vậy các ông bố bà mẹ cần chú ý những điểm sau để giúp con yêu của mình cải thiện nhanh:
Quan sát kỹ biểu hiện của con, xem con có bị đau bụng, sốt, mệt mỏi không. Đồng thời, chú ý đến phân xem có máu hay không.
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu đi ngoài ra máu, sốt cao nhiều ngày, mất nước hoặc máu chảy nhiều, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Tuyệt đối không cho con uống thuốc mua ngoài hay ăn các thực phẩm mà không có sự phê duyệt của bác sĩ.
Để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, các bậc cha mẹ nên chú ý thực hiện một số thói quen lành mạnh, khoa học dưới đây:
Thực hiện cho con ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm sạch sẽ, bổ sung nước lọc, hoa quả cho trẻ
Không cho trẻ ăn đồ ăn có dấu hiệu như bị ôi thiu, để lâu ngày, không để ruồi bám vào thức ăn
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vệ sinh thân thể bé trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Mẹ cần rửa tay sạch trước khi cho con ăn, chế biến món ăn cho bé.
Cho con vận động: Việc đi lại, vận động không những giúp trẻ chắc khỏe mà còn giúp bé dễ đi đại tiện, tránh được táo bón do phân vón cục.
Đổi sữa nếu như thấy trẻ ăn bị đi ngoài trong thời gian dài. Đối với mẹ đang cho con bú, cần cải thiện lại chế độ ăn uống cho bản thân để giam tình trạng đi ngoài ra máu cho bé.
Cho con uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn nếu đi ngoài ra máu có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn
Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp cho con uống men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh. Bởi việc nâng cao sức khỏe của bé với men vi sinh sẽ giúp con yêu có một hệ tiêu hóa tốt hơn. Bằng cách tăng số lượng lợi khuẩn nạp vào cơ thể với men vi sinh, giúp bảo vệ đường ruột, hệ vi sinh nhanh chóng được thiết lập trạng thái cân bằng và hỗ trợ giải quyết tình trạng trẻ đi đại tiện có máu và các vấn đề khác như: nôn trớ, sôi bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón,…
Bổ sung men vi sinh sẽ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Tuy nhiên, mẹ nên chọn lợi khuẩn probiotic có chủng men phù hợp và cho con dùng men đúng cách. Ưu tiên dùng men được đặc chế riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nguồn gốc xuất xứ thương hiệu rõ ràng để đảm bảo cho sức khỏe của con mẹ nhé.