Trẻ đi đại tiện ít có sao không? Khi nào là bất thường
Trẻ đi đại tiện ít là điều mà nhiều phụ huynh lo lắng không biết con có gặp các vấn đề về sức khỏe hay không. Trong bài viết sau, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tần suất đi ngoài của trẻ bình ra sao và con có thể gặp vấn đề gì khi trẻ đi ngoài ít hơn bình thường.
Trẻ đi đại tiện ít có sao không?
Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên phụ thuộc nhiều vào việc trẻ đang bú mẹ hay dùng sữa công thức. Những trẻ bú mẹ thường đại tiện ít hơn trẻ dùng sữa công thức, mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Việc đổi loại sữa công thức khác cho bé cũng gây ra những thay đổi về lượng phân, màu sắc và tính chất phân, và giai đoạn chuyển đổi từ bú sữa sang ăn dặm cũng tác động tới số lần đi vệ sinh của trẻ.
Trẻ đi đại tiện ít kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể con đã bị táo bón
Trẻ đi đại tiện ít có sao không? Đây là vấn đề khá nhiều mẹ thắc mắc khi thấy con không còn đi nặng nhiều như trước nữa. Tần suất đi ngoài không quá ảnh hưởng, miễn là mẹ quan sát thấy phân con mềm, trẻ hoạt động, ăn ngủ bình thường và không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên nếu trẻ đi ngoài ít và có nhiều biểu hiện bất thường kèm theo thì có thể trẻ nhỏ bị táo bón.
Tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh thường thấy:
Trong 6 tuần đầu sau sinh: Có phân lỏng, màu vàng.Trẻ đi ít nhất 3 lần/ngày và lên đến 4-12 lần. Sau đó có thể vài ngày trẻ mới đi một lần và đó là điều hết sức bình thường.
Đối với trẻ dùng sữa công thức: Có phân nâu nhạt hoặc hơi xanh. Trẻ đi nặng từ 1-4 lần/ngày. Mẹ cần lưu ý trẻ dễ bị táo bón khi uống sữa công thức nên cần kiểm tra phân con thường xuyên để nhận biết dấu hiệu này.
Dấu hiệu trẻ bị táo bón bố mẹ cần lưu ý
Trẻ quấy khóc, mệt mỏi nhiều khi con bị táo bón không đi ngoài được
Trẻ đi đại tiện ít nhưng nếu con vẫn sinh hoạt bình thường thì không có vấn đề, tuy nhiên nếu trẻ có các biểu hiện bất thường khác, bố mẹ cần quan tâm con và theo dõi sức khỏe của bé vì có khả năng con đã bị táo bón. Dấu hiệu trẻ bị táo bón gồm có:
Trẻ đi ngoài ít hơn hẳn bình thường, có khi 1-2 ngày mới đi vệ sinh hoặc kéo dài hơn.
Phân trẻ cứng, rắn và vón cục như phân dê.
Có hiện tượng trong phân có lẫn nhầy và máu do kích thước khối phân to, khó đi ngoài.
Trẻ quấy khóc do khó chịu, không thể đi vệ sinh được.
Trẻ bỏ ăn, chán ăn, bỏ bú do khó chịu, bị táo bón.
Phương pháp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để cải thiện tình trạng táo bón dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, mẹ nên áp dụng những biện pháp như sau đây:
Massage bụng bé: Thực hiện các biện pháp massage bụng kích thích nhu động ruột của trẻ cũng như giúp con nhuận tràng, dễ đi ngoài. Bố mẹ có thể sử dụng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng quanh rốn trẻ theo chiều kim đồng hồ hướng ra ngoài để giúp con thoát hơi, giảm chướng bụng, khó tiêu và cải thiện táo bón hiệu quả.
Cho trẻ bú nhiều hơn: Với trẻ bú mẹ, mẹ cần tăng cữ bú nhiều hơn để cung cấp nước và dinh dưỡng cho bé bị táo bón. Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú cũng cần tăng cường thêm nhiều chất xơ, tránh ăn nhiều món cay nóng để mang tới dòng sữa mát cho bé.
Điều chỉnh chế độ ăn của bé: Trẻ tập ăn dặm hoặc với những trẻ lớn nên ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giúp khắc phục tình trạng khó đi ngoài đang gặp phải một cách nhanh chóng.
Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Dùng men vi sinh: Sử dụng men vi sinh cho trẻ bị táo bónlà biện pháp nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Với trẻ tiêu hóa kém, việc duy trì dùng men vi sinh tăng cường lợi khuẩn cho bé giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, từ đó giảm bớt các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng.. trẻ đang mắc phải.
Với những thông tin trên đây, giờ thì mẹ đã biết trẻ đi đại tiện ít có sao không và làm cách nào để cải thiện tình trạng này cho con rồi. Duy trì sử dụng men vi sinh trong ít nhất 3 tháng sẽ giúp bảo vệ đường ruột của trẻ cũng như tăng cường sức đề kháng cho con tốt hơn.