Khi thấy trẻ đi đại tiện có bọt rất nhiều mẹ hoang mang, lo lắng. Đặc biệt là các mẹ có con dưới 1 tuổi. Bài viết này giúp các mẹ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách cải thiện và cách phòng tránh để mẹ biết chữa trị cho bé kịp thời nhé!
Trẻ đi đại tiện có bọt là do đâu?
Trẻ em có thể gặp phải tình trạng đi đại tiện toàn bọt do hệ tiêu hóa còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ cần chú ý vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác như:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Một trong các biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa là trẻ đi ngoài toàn bọt, đi ngoài té re nhiều lần, mệt mỏi, da xanh,…
Trẻ bị đi ngoài có thể là do dị ứng với các thành phần có trong sữa công thức. Lúc này, mẹ không nên cho bé tiếp tục sử dụng loại sữa này mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc con bị đi ngoài. Từ đó, theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ sẽ tìm loại sữa công thức khác phù hợp với con hơn.
Rotavirus là loại vi rút gây ra tình trạng đi đại tiện có bọt ở trẻ em. Loại vi rút này có thể bám trên đồ chơi, bàn ghế, giày dép,…và xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. Gây ra các tình trạng như đi ngoài, trẻ bị tiêu chảy, mệt mỏi,… Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bé bị sốt virus, hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Những triệu chứng khi bị sốt virus ở trẻ là đi ngoài toàn bọt, đi ngoài nhiều lần, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,…Do vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện sớm nhất.
Trẻ nhỏ bú sữa mẹ có thể xuất hiện tình trạng đi tiêu có bọt và nhầy do chế độ ăn uống không phù hợp của mẹ. Khi thấy bé bị đi ngoài, mẹ cần xem lại các thực phẩm mà mình bổ sung. Đồng thời, nếu bé đang bú sữa mẹ thì mẹ nên tránh ăn các món nộm chưa chín, món muối chua, cay nóng và chiên rán nhiều dầu mỡ,…Ngoài ra, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống sau sinh để giúp bé có hệ tiêu hóa ổn định hơn.
Trẻ đi ngoài có sủi bọt thường rất mệt mỏi, khó chịu,… Do đó, các mẹ cần chú ý những điều sau để giúp cải thiện tình trạng này ở trẻ.
Theo dõi số lần đi ngoài có sủi bọt ở trẻ
Theo dõi số lần đi ngoài có sủi bọt ở trẻ
Việc theo dõi số lần đi ngoài có bọt sẽ giúp đánh giá được tình trạng mất nước ở trẻ cũng như tiến triển (mức độ) của bệnh. Nhờ vậy mà các mẹ có cách xử trí phù hợp. Nếu số lần đi ngoài của trẻ không thuyên giảm thì các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bù nước cũng như điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để ngăn ngừa và cải thiện trẻ đi đại tiện có bọt, mẹ cần:
Massage bụng hỗ trợ tiêu hóa cho bé
Việc mẹ massage bụng cho trẻ sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, giảm cảm giác khó chịu, đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Nhờ vậy mà tình trạng đi ngoài có bọt ở trẻ cũng được cải thiện.
Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày
Trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy do vi khuẩn (Shigella, Salmonella, Escherichia coli, Clostridium difficile), do vi rút (Rotavirus) hay do ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii) gây ra tình trạng đi ngoài có bọt. Chính vì vậy, việc vệ sinh cho trẻ cũng như môi trường xung quanh một cách sạch sẽ là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho trẻ. Do đó, các mẹ cần:
Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột cho trẻ
Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ
Hiện nay, bổ sung men probiotic tốt cho trẻ sơ sinh đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa cho bé hàng đầu được nhiều cha mẹ ưa chuộng. Cụ thể, men lợi khuẩn có đảm nhận vai trò hết sức quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ:
Tổng hợp: Linh Chi