Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao?

Trẻ chướng bụng không xì hơi được khiến con luôn cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển lâu dài. Vậy bố mẹ phải làm sao để cải thiện tình trạng này của con nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ bật mí những phương pháp giải quyết khi bé bị chướng bụng hiệu quả, mời bố mẹ cùng theo dõi.

Làm thế nào để nhận biết trẻ chướng bụng đầy hơi? Nguyên nhân là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chướng bụng, đầy hơi

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao

Trẻ chướng bụng thường đi kèm với dấu hiệu khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng không đi ngoài được, khó xì hơi được thường có biểu hiện phổ biến là ăn kém, bỏ bú, dễ bị ợ hơi, ợ nóng kèm theo các dấu hiệu như:

  • Khoảng 1-2 giờ sau khi ăn sờ vẫn thấy bụng trẻ căng to hơn bình thường.
  • Vỗ nhẹ tay vào bụng trẻ thấy như có tiếng trống, âm thanh rỗng.
  • Trẻ khó chịu và mệt nên quấy khóc nhiều hơn.
  • Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc vào ban đêm do chướng bụng ấm ách, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao

Cầm bình sữa ngang khiến không khí đi vào đường ruột nhiều hơn

Trước khi tìm cách cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi của bé, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu. Hầu hết các nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng không xì hơi được là do bố mẹ chăm sóc trẻ sai cách hoặc chế độ dinh dưỡng chưa đúng như:

  • Chế độ ăn uống của mẹ: Những trẻ trong độ tuổi sơ sinh đa phần vẫn còn bú mẹ, vì vậy nếu mẹ ăn những món ăn chưa được nấu chín, đồ ôi thiu, thức ăn nguội lạnh hoặc có tính hàn, vị tanh, đồ khó tiêu.. thì sữa mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới trẻ, khiến con bị đau bụng, chướng bụng, khó tiêu..
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ hoặc bú bình chuyển tiếp sang giai đoạn ăn dặm cũng dễ bị chướng bụng đầy hơi, do hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi với nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa.
  • Thói quen cho con bú: Nhiều mẹ cho con bú sai cách hoặc cầm bình sữa ngang khiến nhiều không khí đi vào hơn khi con thực hiện động tác bú mút và dẫn tới tình trạng chướng bụng.
  • Cơ thể trẻ không dung nạp lactose: Lactose là thành phần có trong các loại sữa, khi trẻ không dung nạp được hoặc không tiêu hóa hết Lactose thì tình trạng đầy bụng và không thể xì hơi được cũng rất dễ xảy ra.
  • Trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu ngày: Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời cũng loại bỏ luôn lợi khuẩn đường ruột. Điều này khiến sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ suy giảm và khiến con bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy: Trẻ bị táo bón khiến phân không thể tống ra bên ngoài, lâu dần các vi trùng sẽ sinh hơi tồn trong đại tràng và tạo thành tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng. Còn nếu trẻ bị tiêu chảy sẽ rất nhanh bị mất nước và điện giải, gây nên chướng bụng, đầy bụng.

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao?

Để xử lý tình trạng chướng bụng và không thể đẩy khí ra bên ngoài của bé, bố mẹ có thể áp dụng những cách như sau:

Bổ sung men vi sinh cho trẻ hàng ngày

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao

Bổ sung men vi sinh cho trẻ thường xuyên để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

Dùng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ là cách đơn giản giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn giúp con cải thiện nhiều vấn đề về đường ruột được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay.

Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vi khuẩn có lợi để lấy lại sự cân bằng hệ khuẩn ruột, ổn định đường ruột của trẻ nhanh chóng. Nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường đề kháng tối ưu cho con. Điều này cũng giúp ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ, trong đó có tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ.

Chườm nóng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Để thực hiện chườm nóng, bố mẹ có thể dùng túi chườm hoặc khăn sạch, nhúng vào nước nóng, vắt khô và đặt lên bụng con ở nhiệt độ thích hợp. Hơi nóng và sức nặng của khăn sẽ tác động vào bụng giúp trẻ đẩy hơi ra ngoài.

Thực hiện các động tác massage bụng nhẹ nhàng

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao

Dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng trên bụng trẻ, massage đẩy khí thừa ra ngoài

Massage là biện pháp chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ rất hiệu quả. Sau khi con ăn xong khoảng 30 phút, mẹ hãy sử dụng các đầu ngón tay và nhẹ nhàng xoa lên bụng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn tản ra ngoài. Sử dụng thêm tinh dầu olive hoặc dầu dừa để tránh chà sát vào làn da còn non nớt của trẻ. Dưới sự tác động của động tác massage, không khí dư thừa trong ruột sẽ dần được đẩy ra ngoài.

Bế đứng và vỗ cho trẻ ợ hơi

Việc bế đứng và vỗ ợ hơi cho trẻ ngoài việc giảm tình trạng đầy bụng còn giúp con tiêu hóa tốt hơn, tránh nôn trớ sau ăn. Mẹ bế con trên vai, với đầu ngả vào vai mẹ, hai tay trẻ duỗi sang hai bên. Sau đó một tay mẹ ôm mông con, một tay xoa lưng bé theo chiều kim đồng hồ. Khum tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ tới khi nghe thấy tiếng ợ hơi là được.

Để trẻ xì hơi qua thông qua vận động 

Trẻ chướng bụng không xì hơi được phải làm sao

Động tác đạp xe tạo lực ép giúp con xì hơi dễ dàng hơn

Trẻ bị chướng bụng không xì hơi được sẽ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, để lâu không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, việc giúp con xì hơi được là rất cần thiết.

  • Với trẻ sơ sinh: Khi thực hiện massage, mẹ có thể tập cho con động tác đạp xe trên không trung với việc kéo-đẩy chân bé, nhằm tạo sức ép tới bụng để từ đó giúp con xì hơi nhanh hơn.
  • Với trẻ nhỏ: Bố mẹ cần khuyến khích con vận động thật nhiều, khoảng 15-30 phút mỗi ngày, vừa là cách tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể, vừa giúp nhuận tràng, giải quyết chướng bụng đầy hơi.

Khi thấy trẻ chướng bụng không xì hơi được, bố mẹ hãy áp dụng những cách như trên để giúp con giảm đầy hơi chướng bụng, đồng thời tống khí dư thừa ra bên ngoài. Bên cạnh đó, cần cho con ăn nhiều những món ăn dễ tiêu hóa, đặc biệt là sữa chua probiotic bổ sung trong bữa phụ để tăng cường tiêu hóa hiệu quả. Hy vọng trẻ sẽ có đường ruột khỏe mạnh hơn sau một thời gian cân bằng sinh hoạt và dinh dưỡng, bổ sung men vi sinh thường xuyên.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ