Trẻ bụng to có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Nhiều bố mẹ thường băn khoăn trẻ bụng to có sao không khi phát hiện phần bụng của bé có dấu hiệu to bất thường. Đó có thể là đặc điểm sinh lý bình thường khi thành bụng chưa phát triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để phân biết và có biện pháp cải thiện kịp thời nếu con có vấn đề về sức khỏe!

Giải đáp thắc mắc trẻ bụng to có sao không?

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiều mẹ thấy bụng trẻ có hiện tượng to bất thường, khiến mẹ lo lắng không biết trẻ bụng to có sao không. Trên thực tế, bụng to được hiểu là sự tăng kích thước của vùng bụng. Khi nằm trên mặt phẳng, nếu mẹ thấy thành bụng của con cao hơn so với mỏm mũi kiếm xương ức thì bé bị bụng to.

Bụng to ở trẻ nhỏ có thể do các nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe hoặc trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.

Trẻ bụng to có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Hiện tượng trẻ bụng to có thể do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý gây nên

Khi nào hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to do sinh lý và bệnh lý?

Hiện tượng trẻ bụng to do sinh lý

Nếu mẹ thấy trẻ bụng to mà con không có các dấu hiệu khác đi kèm, trẻ vẫn vui chơi, bú ngoan, khỏe mạnh và tăng cân thì đó là dấu hiệu sinh lý. Trẻ bị bụng to do:

  • Do bé bú quá no: Hầu hết trẻ sơ sinh đều có phần bụng hơi nhô lên, nhất là sau khi con vừa bú no. Mẹ sẽ cảm nhận thấy bụng của trẻ không quá cứng, khá mềm.
  • Do cấu trúc ruột của trẻ: Trẻ sinh ra có đặc điểm sinh lý bụng to do ruột của trẻ dài hơn so với kích thước ổ bụng, lớp cơ thành bụng khá yếu nên mẹ thấy trẻ có bụng căng to.

Trẻ bụng to có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Trẻ bụng to nhưng vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì bố mẹ không cần lo lắng

Trẻ bụng to do sinh lý khi các hoạt động tiêu hóa của con vẫn diễn ra bình thường. Mẹ có thể nhận biết điều này bằng cách quan sát phân của con:

  • Đối với bé bú mẹ: Tình trạng phân lỏng, sệt, màu hoa cà hoa cải, tần suất đi ngoài của trẻ khoảng 3-4 lần/ngày.
  • Đối với bé bú sữa công thức: Phân của trẻ cứng, tần suất đi ngoài khoảng 1-2 lần/ngày.

Hiện tượng trẻ bụng to do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân do sinh lý, bụng trẻ to cũng là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Khó tiêu, đầy bụng: Là hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến với các triệu chứng thường gặp, ví dụ như con khó chịu, quấy khóc, chán ăn, xì hơi nhiều, khó ngủ về đêm, mẹ vỗ vào bụng trẻ có âm thanh như tiếng trống..
  • Phì đại tràng: Là bệnh lý bẩm sinh do trẻ bị thiếu tế bào thần kinh trong cơ ruột với những biểu hiện như chướng bụng, buồn nôn, mất nước, trẻ lớn hơn hay bị táo bón, không có phản xạ đi ngoài tự nhiên, phân đen hôi..
  • Viêm dạ dày ruột: Nếu bé bị bụng to và kèm theo nôn, sốt, tiêu chảy thì khả năng con bị viêm dạ dày ruột. Đây là bệnh lý do vi khuẩn hoặc virus gây ra, xâm nhập vào đường ruột và gây bệnh.
  • Dị ứng Lactose: Hiện tượng bất dung nạp lactose có nguyên nhân do cơ thể trẻ thiếu enzyme để phân hủy lactose thường có trong sữa. Trẻ sẽ bị bụng sưng to, căng cứng, đầy hơi, đau bụng buồn nôn..
  • Táo bón: Táo bón là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho bụng trẻ to và cứng. Hệ tiêu hóa của con khá nhạy cảm nên thường gặp các bệnh đường ruột, dẫn tới đầy hơi, táo bón. Nếu mẹ thấy phân trẻ cứng, khô, tần suất đi cầu giảm hơn bình thường, đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn… thì có khả năng cao bé đang bị táo bón.

Các biện pháp cải thiện tình trạng bụng to của trẻ

Hầu hết tình trạng trẻ bung to là do các vấn đề sinh lý bình thường. Nếu con có các biểu hiện bất thường kèm theo, bố mẹ nên cho con tới bệnh viện để được xử lý và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng của bé bụng to tại nhà hiệu quả:

  • Massage bụng trẻ: Sau khi trẻ đã bú no từ 30 phút tới 1 tiếng, mẹ có thể tiến hành massage bụng cho con để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. mẹ sử dụng hai ngón tay di chuyển xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng từ rốn lan rộng ra bên ngoài, lặp lại khoảng 5-10 phút.

Trẻ bụng to có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Massage bụng giúp kích thích tiêu hóa cho trẻ hiệu quả, cải thiện đầy hơi, chướng bụng, táo bón cho bé

  • Vỗ ợ hơi: Để giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bụng to, sau khi ăn xong mẹ cần bế đứng bé khoảng 15 phút, sau đó vỗ ợ hơi cho con để đào thải khí dư thừa bé nuốt phải trong quá trình bú sữa.
  • Cho con bú đúng cách: Chú ý cho con bú đúng cách với phần đầu trẻ nâng cao hơn dạ dày. Nếu mẹ cho con bú sai cách, bé sẽ nuốt phải một lượng không khí lớn gây đầy hơi, chướng bụng và gặp các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Vệ sinh dụng cụ pha sữa: Cần thực hiện vệ sinh và tiệt trùng bình sữa, các dụng cụ pha sữa trước và sau khi con bú kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn.

Trẻ bụng to có sao không? Làm thế nào để cải thiện?

Kết hợp dùng thêm men vi sinh chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

  • Chăm sóc bé tiêu hóa kém với men vi sinh: Sử dụng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho bé uống thường xuyên để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, bảo vệ thành ruột của trẻ cũng như đề phòng nhiều bệnh lý đường ruột hay gặp như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón… Mẹ nhớ duy trì cho con uống men vi sinh liên tục ít nhất 3 tháng để bé được bảo vệ toàn diện.

Đọc xong bài viết trên, mẹ đã trả lời được vấn đề trẻ bụng to có sao không cũng như biết các cách khắc phục cho phù hợp rồi. Chúc bé phát triển thật tốt, khỏe mạnh và tăng trưởng theo chuẩn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ