Trẻ bú bình bị chướng bụng là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là ở những em bé mới tập bú bằng bình. Ngoài biểu hiện đầy hơi chướng bụng trẻ còn có thể quấy khóc, nôn trớ, bỏ ăn và khiến mẹ rất lo lắng. Vậy cần xử lý thế nào trong trường hợp này? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết sau, mời mẹ đón đọc.
Trẻ bị chướng bụng là gì và dấu hiệu nhận biết
Tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là triệu chứng khá phổ biến. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của con đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, trẻ vẫn đang làm quen từ khả năng dụng nạp, chuyển hóa và bài tiết ra bên ngoài. Bởi vậy khi bố mẹ chăm trẻ bú bình không đúng cách, cho con ăn quá nhiều một lần cũng khiến cho trẻ bị đầy hơi chướng bụng.
Trẻ chướng bụng đầy hơi thường khó chịu, nôn trớ, quấy khóc nhiều sau ăn
Biểu hiện của trẻ bú bình bị chướng bụng có thể nhận ra dễ dàng như hành động trẻ thường xuyên co chân lên rồi duỗi thẳng ra, ưỡn lưng, vặn vẹo người, nhăn mặt khi ăn xong, hoặc không muốn và từ chối bú sữa, khóc mỗi khi bú.
Trẻ bú bình bị chướng bụng phải làm sao?
Khi thấy trẻ bú bình bị chướng bụng, mẹ hãy bình tĩnh và áp dụng ngay những cách dưới đây để giúp trẻ cải thiện tình trạng bị đầy hơi chướng bụng hiệu quả:
Massage bụng trẻ: Hành động massage vùng bụng trẻ giúp ruột hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đầy hơi nhờ đẩy khí dư thừa ra ngoài cơ thể. Mẹ chỉ cần sử dụng các đầu ngón tay và massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút sẽ thấy tình trạng đầy hơi cải thiện rõ rệt.
Massage nhẹ nhàng bụng trẻ giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn
Cử động chân trẻ theo động tác đạp xe:Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường, sau đó cầm chân con và mô tả lại cử động đạp xe trên không trung. Thực hiện động tác này từ 3-5 phút để đẩy khí thừa trong bụng lên miệng, giảm hiện tượng đầy hơi khó tiêu cho con.
Chườm nóng:Hơi dư thừa trong bụng trẻ sẽ được đẩy ra bên ngoài nhờ sức nặng và hơi nóng của túi chườm hay khăn ấm. Mẹ chỉ cần chườm ấm cho con quanh bụng sẽ giúp trẻ thư giãn và giảm đầy hơi nhanh chóng.
Giúp trẻ ợ hơi:Mỗi khi bé bú xong, mẹ không nên đặt con nằm ngay mà cần bế đứng trẻ trong khoảng 20-30 phút, sau đó mẹ hãy cho con ngồi và đỡ tay sau lưng và đầu, vỗ nhẹ cho bé ợ hơi, đẩy khí ra ngoài, tới khi nghe thấy tiếng ợ là được.
Lưu ý cho trẻ bú bình để không bị đầy hơi chướng bụng
Hiện tượng trẻ bú bình bị chướng bụng có thể được cải thiện nhờ vào cách cho bé bú của mẹ, bởi vậy, mẹ cần chú ý cho con bú đúng cách và nhớ những điều sau:
Để miệng bé bám sát núm ti bình sữa: Mỗi khi chuẩn bị cho bé bú, mẹ nên khuyến khích con mở to miệng bằng cách chạm nhẹ đầu ti bình sữa vào môi dưới của bé. Để ý miệng bé khi bú, nếu môi con không quá mím, không mở căng mà mở rộng thoải mái thì cho thấy trẻ đang bú đúng cách . Cách cho bú này sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng hít phải khí thừa khi bú hiệu quả.
Để bé bú bình đúng tư thế để tránh tình trạng khí dư thừa vào bụng
Kiểm soát tốc độ chảy của sữa: Núm ti bình sữa được chia thành nhiều loại để phù hợp với các giai đoạn phát triển của con. Để tránh tình trạng bé bú bình và bị chướng bụng, mẹ hãy lựa chọn núm ti và bình sữa phù hợp. Với những trẻ mới sinh, mẹ nên mua núm vú có tốc độ chảy chậm, hãy dựa vào bảng size theo tuổi của bé hoặc nhờ tư vấn của nhân viên để lựa chọn loại thích hợp cho bé nhà mình.
Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế được nhiều mẹ áp dụng nhất là cho con ngồi vào lòng mẹ, nghiêng một góc 45 độ và dựa đầu vào bên tay trái của mẹ. Sau khi con bú xong, mẹ hãy bế đứng bé để tránh trào ngược dạ dày – thực quản và vỗ ợ hơi cho con.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ tiêu hóa kém: Hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu ớt và cần được bảo vệ. Tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêu hóa kém là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho con được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay. Việc bổ sung lợi khuẩn cho bé giúp con tiêu hóa tốt hơn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng con đang mắc phải.
Tăng cường lợi khuẩn với men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, cải thiện đầy hơi chướng bụng
Với việc sử dụng đều đặn men vi sinh đặc chế riêng cho trẻ, đường ruột của con sẽ khỏe mạnh hơn và phòng tránh được nhiều bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi này. Đặc biệt với trẻ tiêu hóa kém, trẻ sinh non, sinh mổ,… dễ mất cân bằng hệ vi sinh, mẹ nên bổ sung sớm để tăng cường tiêu hóa và chăm sóc sức khỏe kịp thời cho bé.
Với những thông tin trong bài trên, mẹ đã biết trẻ bú bình bị chướng bụng cần xử lý thế nào và làm sao để tránh cho con tái phát tình trạng này rồi. Chúc bé khỏe mạnh, ăn uống tốt và phòng tránh hiệu quả các bệnh lý đường ruột.