Trẻ bị tiêu chảy ăn trứng gà có sao không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm đến. Bởi trứng gà nổi tiếng là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về điều này nhé!
Trẻ bị tiêu chảy ăn trứng gà có sao không?
Trứng gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và các vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy trứng gà có chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng không phải trường hợp nào cũng thích hợp cho trẻ ăn trứng. Vậy trẻ bị tiêu chảy ăn trứng gà có sao không?
Nhiều mẹ cho rằng khi trẻ bị tiêu chảy thì cơ thể của bé sẽ bị mất nhiều dinh dưỡng nên cần tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng việc cho bé ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng gà. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn đúng bởi trứng gà có thể khiến trẻ bị khó tiêu và khi trẻ bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn khiến hoạt tính của men tiêu hóa bị giảm cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường. Đồng thời, chức năng đồng hóa vốn có cũng sẽ bị ảnh hưởng, quá trình tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại khiến phần lớn chất dinh dưỡng bị đào thải ra bên ngoài.
Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy, việc đi ngoài liên tục sẽ khiến trẻ bị mất sức và đường ruột của bé cũng cần được nghỉ ngơi để bệnh hồi phục nhanh chóng. Chính vì vậy, việc mẹ cho trẻ ăn trứng sẽ khiến làm mất đi những tác dụng bồi bổ của trứng, hơn nữa còn khiến cho bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung gì thay cho trứng gà?
Như đã nói, trẻ bị tiêu chảy không nên ăn trứng gà bởi sẽ có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở bé thêm trầm trọng. Do đó, mẹ cần thiết lập lại cho con 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp để cân bằng dinh dưỡng bao gồm:
Bổ sung men vi sinh cho trẻ hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con
Các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh sẽ giúp biến đổi chất xơ và những thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, axit amin và hàng loạt vitamin khác. Nó cũng giúp sản sinh ra các khí như NH3, CO2,… giúp lên men tiêu hóa thức ăn hoàn toàn. Đồng thời đưa hệ vi sinh của trẻ về trạng thái cân bằng, duy trì hiệu quả hoạt động của đường ruột, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn. Từ đó tạo nên hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài vào trong đường ruột để cải thiện tối ưu tình trạng tiêu chảy.
Tổng hợp: Linh Chi