Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không?

Kinh nghiệm dân gian thường khuyên chúng ta không ăn đồ tanh, trong đó có tôm, khi bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không? Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên cho trẻ ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không?

Tôm và các loại thủy – hải sản rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ cần kiêng sử dụng loại thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày của bé. Cho dù là tôm nước ngọt, nước lợ hay nước mặn cũng cần tránh sử dụng cho đến khi trẻ hết bị tiêu chảy.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy không được ăn tôm gồm có:

  • Tôm có chứa các phân tử protein có thể gây kích ứng, tạo thành phản ứng dị ứng thực phẩm sau khi vượt qua hàng rào đường ruột đi vào máu. Dị ứng thực phẩm khiến trẻ bị đau bụng, nôn trớ nhiều và tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Tình trạng mất nước, rối loạn điện giải ở trẻ bị tiêu chảy cũng trở nên nặng nề hơn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như suy nhược cơ thể, sốt, suy kiệt,… khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể đe dọa tính mạng trẻ.
  • Tôm có vị tanh và một lớp chất nhầy trên bề mặt thịt, hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột có thể gây bệnh tiêu chảy như shigella, salmonella,… Trong quá trình bảo quản, vận chuyển, chế biến tôm là những thời điểm vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Nếu quy trình chế biến món ăn cho trẻ của mẹ không đảm bảo VSATTP, không cho bé ăn ngay sau khi nấu,… sẽ khiến đường ruột của trẻ được bổ sung thêm một lượng lớn hại khuẩn. Đồng thời hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ trở nên mất cân bằng nghiêm trọng, tình trạng tiêu chảy cũng trở nên nặng nề hơn, khó khắc phục hơn và  tăng nguy cơ tạo thành biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không?

Tôm giàu đạm – khó tiêu hóa – và thường có chứa hại khuẩn đường ruột, không nên cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên cho ăn các món cháo, súp, bột được chế biến từ gạo, khoai tây, thịt lợn/gà/cá nạc, cà rốt, bông cải xanh,… Sữa đậu nành, sữa chua, hồng xiêm, chuối, xoài, đu đủ,… cũng là những món tốt cho trẻ bị tiêu chảy do có thể giúp trẻ bổ sung kali. Nước dừa tươi là đồ uống rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy vì có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bù nước, điện giải, tăng cường tiêu hóa.

Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo, súp, bột chế biến từ thực phẩm tươi, sạch, dễ tiêu hóa

Đặc biệt, mẹ cần chú ý bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho uống nước lọc, nước trái cây nguyên chất (ít vitamin C và có thể cho thêm 1 chút xíu đường), dung dịch oresol. Trẻ nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, nếu bị nôn thì ngừng uống khoảng 10 phút rồi tiếp tục uống chậm hơn để kịp thời bù nước, chống biến chứng có thể xảy ra. Lưu ý pha dung dịch oresol theo đúng công thức của nhà sản xuất in trên bao bì.

Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ mà còn có thể bù nước, cung cấp kháng sinh và probiotics giúp cải thiện tiêu chảy nhanh hơn. Tuy nhiên mẹ cho con bú cần tránh sử dụng những thực phẩm khiến trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn. Trường hợp bé bú sữa công thức vẫn duy trì uống sữa như lúc bình thường.

Làm thế nào để bé nhanh hết tiêu chảy?

Ngoài việc nên sử dụng thực phẩm tốt cho tiêu hóa, kiêng sử dụng thực phẩm khiến trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn, mẹ cũng cần chú ý tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Quá trình chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, ngăn không cho chúng xâm nhập vào đường ruột của trẻ, đặc biệt là các thời điểm trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

Đồng thời, với trẻ tiêu hóa kém bị tiêu chảy, mẹ cũng nên cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, đảm bảo hệ vi sinh đường ruột cân bằng nhanh hơn nhờ được bổ sung một lượng lợi khuẩn lớn. Nhờ đó trẻ cũng được rút ngắn thời gian bị tiêu chảy khoảng 1 – 2 ngày và hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn gây tiêu chảy ngay sau đó.

Trẻ bị tiêu chảy ăn tôm có sao không?

Trẻ uống men vi sinh trong 12 ngày đến 3 tháng giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

Thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy được cải thiện hay tăng nặng tùy thuộc vào mẹ lựa chọn đúng loại và thực phẩm có sạch và đảm bảo VSATTP hay không. Đồng thời mẹ cũng nên cho trẻ uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để duy trì hiệu quả cân bằng hệ sinh thái đường ruột, tăng cường tiêu hóa và miễn dịch, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và tái mắc tiêu chảy hay gặp bất kỳ một vấn đề nào khác ở đường ruột.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ