Trẻ bị táo bón khi ăn dặm mẹ nên làm thế nào?

Trẻ bắt đầu ăn dặm thường bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với hoạt động chuyển hóa thức ăn. Trẻ bị táo bón khi ăn dặm mẹ nên làm thế nào để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện táo bón nhanh chóng?

Vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón khá đa dạng từ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Cụ thể bao gồm:

Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ ăn dặm có hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thể tiêu hóa được một số loại thực phẩm, cần có chế độ ăn khoa học, phù hợp mới có thể chuyển hóa dinh dưỡng dễ dàng hơn, hạn chế tác bón. Các thực phẩm khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm gồm có:

  • Trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh để hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn khiến dạ dày bị kích ứng hoặc gây ra tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi
  • Các món ăn nhiều chất béo, protein nhưng không có đủ chất xơ
  • Trẻ không được uống đủ nước. Mỗi ngày trẻ cần uống 1.2 – 1.5l chất lỏng
  • Mẹ pha sữa công thức không đúng tỉ lệ, chọn loại sữa không đúng độ tuổi
  • Trẻ có mẹ bị táo bón kinh niên

Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm gây táo bón

Do trẻ ít vận động

Trẻ ít vận động cũng khiến nhu động ruột hoạt động không hiệu quả, là nguyên nhân gây táo bón. Với trẻ lứa tuổi ăn dặm lẫy, bò là những hình thức vận động thân thể hiệu quả, phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện thường xuyên.

Do trẻ có bệnh lý nền

Trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như:

  • Các bệnh đường tiêu hóa, hậu môn, trực tràng,…
  • Bệnh lý thần kinh như bại não, dị tật ống thần kinh,…
  • Các bệnh về nội tiết như suy giáp, suy thận,…
  • Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, codeine, thuốc bổ sung sắt,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.

Trẻ bị táo bón khi ăn dặm mẹ nên làm thế nào?

Khi thấy trẻ ăn dặm có triệu chứng bị táo bón các mẹ cần thực hiện ngay những điều sau:

Bổ sung probiotic cho trẻ

Mẹ có thể chọn cho trẻ loại men vi sinh với chủng probiotic phù hợp. Chính lượng probiotic này sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn nhanh chóng, kích thích tiết enzyme đa dạng hơn để tăng cường hệ tiêu hóa, hấp thụ được nhiều loại dinh dưỡng hơn. Đồng thời lợi khuẩn còn thúc đẩy tiết kháng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn gây bệnh.

Với tình trạng táo bón, các lợi khuẩn còn giúp làm mềm phân và giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

Bổ sung probitic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Massage bụng cho bé

Mẹ thực hiện động tác massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, kết hợp động tác đạp xe giúp tăng tuần hoàn máu, nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc massage cũng giúp trẻ thư giãn, cảm thấy dễ chịu hơn, giảm căng thẳng khi đi ngoài cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm.

Tập cho trẻ thói quen vận động

Trẻ nên thực hiện vận động phù hợp với lứa tuổi của mình. Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm, tập bò, tập đi cũng là những hoạt động thể lực phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ tập bò, tập đi thường xuyên để kích thích tiêu hóa. Khi hoạt động thể lực quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, trẻ hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn, giảm bớt lượng chất thải trong cơ thể. Đồng thời việc tập bò, tập đi cũng giúp nhu động ruột được tăng cường, trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Tập cho trẻ thói quen đại tiện hàng ngày

Trẻ nhịn đại tiện là nguyên nhân gây táo bón vì chất cặn bã bị tích tụ quá lâu trong cơ thể là môi trường tốt cho hại khuẩn phát triển và gây bệnh. Với trẻ đang táo bón, nhịn đại tiện khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày, cố định  vào 1 thời điểm (tốt nhất là vào buổi sáng nhưng nếu không được thì có thể là bất cứ thời điểm nào trong ngày) sẽ giúp bé cải thiện và ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

Tập cho trẻ thói quen đại tiện hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa táo bón

Xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với trẻ

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa mẹ đã có thể tập cho trẻ ăn dặm, tập làm quen dần với các loại thức ăn. Ban đầu là các thức ăn được nghiền mịn, nấu loãng, dần dần mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn. Tuy nhiên, dù ăn lỏng hay ăn đặc, khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm: tinh bột – protein – chất béo – chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt với trẻ bị táo bón mẹ càng cần chú ý bổ sung chất xơ để giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Nếu mẹ đã thực hiện hầu hết các biện pháp điều trị kể trên nhưng tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế được được khám và điều trị hiệu quả hơn. Táo bón kéo dài khiến trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chậm lớn. Lâu ngày có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả trí tuệ và thể lực.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ