Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì?

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột ngày càng phổ biến, nhất là ở độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột mẹ nên làm gì? Làm thế nào để phòng tránh không để bệnh tái phát? Bố mẹ hãy tham khảo những thông tin trong bài sau biết đáp án về vấn đề này.

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột là gì?

Trong đường ruột của trẻ luôn tồn tại song song hai dạng vi khuẩn, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Ở trạng thái cơ thể bình thường, vi khuẩn có lợi trong đường ruột chiếm tới 85% số lượng vi khuẩn và giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng để phát triển toàn diện, hại khuẩn tồn tại ở mức 15% còn lại và cạnh tranh với lợi khuẩn.

Bởi một nguyên do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lý hay dùng kháng sinh trong thời gian dài.. trạng thái cân bằng của hệ vi sinh bị phá vỡ, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ áp đảo lợi khuẩn, gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột.

Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì

Cơ thể khỏe mạnh duy trì với tỷ lệ 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn

Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì?

Tình trạng loạn khuẩn đường ruột cấp tính thường sẽ hết sau khoảng từ 3-5 ngày. Trong thời gian này, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh và nâng cao sức khỏe của con, đề phòng bệnh tái phát sau này:

  • Chuẩn bị khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho con với những món ăn dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, thịt gà, sữa chua, sữa đậu nành, chuối tiêu.. hạn chế cho con ăn nhiều món chiên xào nhiều dầu mỡ, bỏ qua những món ăn gây khó tiêu và chướng bụng cho trẻ. Mẹ nên thêm vào bữa phụ của con những món thúc đẩy tiêu hóa và tốt cho đường ruột như nước táo ép, chuối xay hay sữa chua…

Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ mà thay bằng các món ăn lành mạnh hơn

  • Không cho trẻ ăn đồ ngọt như bánh kẹo, đồ có chứa đường, bởi nạp đường vào cơ thể là đã tạo ra cơ hội để hại khuẩn có môi trường phát triển mạnh mẽ hơn và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, khi con bị loạn khuẩn đường ruột thì mẹ cũng nên kiêng đồ ngọt trong thời gian cho con bú. Đối với trẻ dùng sữa ngoài, mẹ nên tìm kiếm loại sữa không có đường lactoza (free lactose).
  • Cho con uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ khuẩn ruột, đưa hệ sinh thái đường ruột trở về mức cân bằng, từ đó khắc phục các biểu hiện trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, nôn trớ, đầy hơi, khó tiêu.. một cách nhanh chóng. Men vi sinh cũng có tác dụng bảo vệ thành ruột, nâng cao hệ miễn dịch của bé.
  • Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì

    Bổ sung men vi sinh bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Phòng tránh loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Để phòng tránh tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em, bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh để làm đa dạng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, cung cấp dinh dưỡng và kháng thể để trẻ phát triển toàn diện.

Trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, mẹ nên làm gì

Cho trẻ bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời để con có nền tảng phát triển khỏe mạnh

  • Đảm bảo bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng cho bé, bao gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất từ những thực phẩm tươi ngon.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm bởi khi trẻ ăn các thức ăn thô sớm sẽ khiến cho dạ dày và ruột của bé hoạt động quá khả năng, dễ bị tổn thương và xảy ra loạn khuẩn đường ruột. Thời gian thích hợp để ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Khi sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi từ ngoài đường về.
  • Duy trì cho trẻ sử dụng men vi sinh đều đặn mỗi ngày để tạo nâng cao sức khỏe đường ruột, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh đường tiêu hóa phổ biến trong đó có loạn khuẩn đường ruột.

Khi thấy trẻ bị rối loạn khuẩn đường ruột, bố mẹ cần theo dõi tình hình sức khỏe của con, đồng thời thực hiện những biện pháp cải thiện các dấu hiệu bị bệnh cho trẻ. Nếu con có các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được khám rõ nguyên nhân và tìm ra cách điều trị dành riêng cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ