Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi?

Trẻ bị tiêu chảy cần được điều trị sớm, tránh gây mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng có thể khiến bé bị đe dọa tính mạng. Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi? Tìm hiểu cách điều trị và cách phòng ngừa tiêu chảy tốt nhất cho bé.

Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy

Hiện tượng tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Cũng bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện cấu tạo và chức năng.

Bé bị tiêu chảy khi có hiện tượng đi ngoài phân lỏng, tần suất đi ngoài nhiều hơn những ngày bình thường khoảng 3 lần. Hiện tượng tiêu chảy phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy phân có máu và dịch nhầy.

Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy gồm có:

  • Thời tiết thay đổi khiến virus, vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập và gây bệnh tiêu chảy, đặc biệt là virus Rota.
  • Mẹ không đảm bảo vệ sinh cho trẻ dụng cụ ăn uống không được khử trùng, không được ăn chín uống sôi hay thực phẩm không được bảo quản đúng cách, mẹ không rửa sạch tay trước khi cho bé ăn, sau khi đi vệ sinh, dùng nguồn nước ô nhiễm khi chế biến thức ăn cho bé,… Việc xử lý chất thải của bé không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy.

Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện tượng tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện

Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi?

Với tình trạng nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp mà không cải thiện, tốt nhất mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời giúp con phục hồi nhanh chóng và tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trẻ bị đi ngoài thường khiến phụ huynh lo lắng vì đi ngoài kéo dài khiến bé không được bổ sung đủ dinh dưỡng, mất nước, rối loạn điện giải không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình phát triển của trẻ mà còn có thể khiến bé bị đe dọa đến tính mạng. Tùy tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê cho từng bé đơn thuốc phù hợp. Trong đó thường có các loại thuốc phổ biến sau đây:

  • Oresol: Dung dịch Oresol giúp bù nước và điện giải, chống mất nước, rối loạn điện giải cho bé. Bên cạnh Oresol, hiện nay chúng ta còn có thêm 1 loại dung dịch bù nước và chất điện giải khác là Hydrite. Mẹ cần pah dung dịch bù nước theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ, không pha quá đặc hoặc quá loãng đều không đảm bảo được công hiệu của thuốc.
  • Thuốc Smecta hỗ trợ hấp thụ và bọc niêm mạc ruột: Thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân tiêu chảy cấp ở mọi lứa tuổi, mẹ cần cẩn trọng hơn khi cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thuốc này. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cũng như tuân thù tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc. Nếu trẻ mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ để đổi loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh đó, với trẻ tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa bởi loạn khuẩn đường ruột, mẹ có thể kết hợp cho trẻ bổ sung probiotic bằng men vi sinh giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, cải thiện nhanh các dấu hiệu tiêu chảy. Trong đó chủng probiotic L.Rhamnosus được các nhà chuyên môn đánh giá cao nhờ khả năng hỗ trợ điều trị nhanh chóng các loại bệnh tiêu chảy, các vấn đề tiêu hóa, các bệnh do nhiễm khuẩn. Đồng thời còn có thể tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và tổng hợp vitamin hiệu quả.

Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cho trẻ bổ sung probiotic bằng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Thường xuyên rửa tay cho cả mẹ và bé bằng xà phòng, đặc biệt là thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Xử lý chất thải của trẻ đúng cách, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, xả rác thải ra nơi công cộng, không dùng phân tươi để bón cây trồng
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh
  • Hạn chế qua lại vùng có dịch bệnh tiêu chảy
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, mua thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Bảo quản thức ăn đúng cách, không ăn đồ ôi thiu, không sử dụng thức ăn bảo quản quá lâu trong tủ lạnh
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn

Trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì nhanh khỏi?

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy

  • Sử dụng nước ạch khi chế biến thức ăn
  • Không đổ chất thải, rác thải xuống nguồn nước

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì cũng như cách ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. Để đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị tiêu chảy, duy trì sự ổn định cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột mẹ nên cho bé uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ