Trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao?

Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên có thể gặp nhiều vấn đề bất thường. Nếu mẹ chưa rõ trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao thì hãy đọc bài sau đây.

Nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng và khó đi ngoài

Trẻ nhỏ bị táo bón và đầy hơi là hiện tượng dễ gặp phải, bởi hệ thống tiêu hóa của bé những năm đầu đời còn non yếu, chưa phát triển như người trưởng thành. Trước khi tìm hiểu cách xử lý tình trạng trẻ bị đầy hơi và táo bón thế nào, bố mẹ cần biết các yếu tố nguyên nhân gây bệnh:

  • Chế độ dinh dưỡng: Là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới hệ tiêu hóa của trẻ và khiến con bị đầy hơi, táo bón nếu mẹ cho con ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, sữa pha quá đặc.. Bên cạnh đó, nếu mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần nhau thì có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gây ra các dấu hiệu bất thường.

Trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao?

Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý có thể khiến bé đầy hơi, táo bón

  • Tác dụng phụ của thuốc: Những loại thuốc điều trị của trẻ, thuốc kháng sinh, viên sắt.. đều có thể tác động tới hệ tiêu hóa của bé và gây táo bón, đầy hơi.
  • Yếu tố tâm lý: Trẻ nhỏ hiếu động và ham chơi, nếu không được luyện thói quen đi vệ sinh, con có thể bỏ qua các dấu hiệu phản xạ và dần hình thành táo bón, khó đi ngoài.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: Yếu tố bệnh lý có thể khiến trẻ gặp tình trạng này như bị viêm đại tràng, trĩ, nứt hậu môn, bệnh lý gan mật, suy dinh dưỡng..
  • Vệ sinh: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo, các vật dụng cho trẻ như chén, muỗng, bình sữa không được thực hiện vệ sinh đúng cách.
  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ bị hẹp ruột, hẹp hậu môn, phình đại tràng.. khiến quá trình chuyển hóa và đào thải bị cản trở, gây ra táo bón đầy hơi cho bé và các biến chứng nguy hiểm khác.

Trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao?

Nếu trẻ không có các tiền sử bệnh lý hệ tiêu hóa, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà như sau đây:

Chăm sóc sinh hoạt cho trẻ

  • Xoa bụng cho bé: Thực hiện xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp bé giảm cảm giác khó chịu, hỗ trợ nhuận tràng.

Trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao?

Massage bụng trẻ nhẹ nhàng giúp con nhuận tràng, tiêu hóa tốt

  • Hạn chế nuốt nhiều khí dư thừa: Với trẻ bú mẹ, cần chú ý để bé ngậm bắt vú kín khuôn miệng, để môi trên và môi dưới mở rộng, không mím môi khi bú. Với bé bú bình, cần theo dõi bình sữa, nghiêng bình để lượng sữa lấp đầy miệng bình và dừng cho bé bú khi vừ hết sữa.
  • Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn: Mẹ đặt trẻ tựa đầu vào vai mẹ, vỗ nhẹ lưng bé hay xoa lưng chiều từ dưới lên trên để ngăn ngừa đầy hơi, trào ngược.
  • Chườm ấm bụng: Thực hiện chườm bụng trẻ với khăn ấm hay túi chườm nhỏ giúp con dễ chịu hơn. Mẹ cần lưu ý nhiệt độ để không làm tổn thương làn da của trẻ.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ

  • Bổ sung chất xơ: Thực đơn hàng ngày sắp xếp cho trẻ cần đảm bảo cung cấp một lượng rau củ vừa đủ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa cho trẻ và hỗ trợ xử trí tình trạng đầy hơi, táo bón của bé. Mẹ nên chọn loại thực phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh và nấu chín ở mức vừa đủ để bé hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu.
  • Cân bằng bữa ăn: Tránh cho con ăn quá nhiều một bữa, thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn và cách một khoảng hợp lý để giảm áp lực tác động lên đường ruột.
  • Cho trẻ uống nước: Bổ sung đủ nước cho trẻ, cho con ăn sữa chua, nước trái cây.. Tránh cho con dùng nước đóng hộp, nước có ga bởi lượng đường cao không tốt cho bé.
  • Bổ sung men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn giúp cung cấp hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thuận lợi cũng như giúp trẻ giảm nhanh dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên duy trì cho bé dùng men vi sinh ít nhất 3 tháng để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ hiệu quả.

Trẻ bị đầy hơi và táo bón phải làm sao?

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Lưu ý các thói quen vệ sinh

  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào mốc thời gian cố định.
  • Nếu trẻ thấy đau, khó chịu khi đi vệ sinh, mẹ hãy chuẩn bị thau nước ấm giúp trẻ ngâm rửa sạch sẽ, lau sạch và đảm bảo vùng kín của bé khô thoáng.

Trường hợp trẻ bị đầy hơi và táo bón kèm theo dấu hiệu bụng to chướng, sốt cao, co giật, nôn ói hay có các biểu hiện bất thường khác thì bố mẹ cần cho con đi khám ngay. Hầu hết tình trạng táo bón và đầy hơi là vấn đề tiêu hóa của trẻ hay gặp, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi trẻ sát sao. Chúc bé có sức khỏe tốt, tiêu hóa khỏe và ăn uống ngon miệng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ