Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, hệ tiêu hóa còn non nớt nên dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa. Trong đó trẻ bị đầy hơi chướng bụng là tình trạng dễ gặp nhất, tuy nhiên mẹ có biết trẻ bị đầy hơi khi nào là bất thường không? Các mẹ tham khảo bài sau để hiểu biết rõ hơn vấn đề này!
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị đầy hơi cần biết
Đầy hơi chướng bụng là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ rất hay xảy ra với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ bị đầy hơi khi nào là bất thường? Bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu bé bị đầy hơi và cách khắc phục để sớm đưa con đi bệnh viện nếu thấy bé gặp các biểu hiện bất thường xảy ra.
Trẻ bị đầy hơi khiến bụng chướng căng, quấy khóc nhiều do khó chịu
Thông thường trẻ bị ợ hơi, chướng bụng hay có các biểu hiện như sau:
Trẻ ợ hơi nhiều hay đi kèm với nôn trớ.
Trẻ bị chướng, sưng phù bụng do áp lực bên trong dạ dày và đường ruột tăng lên.
Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn do bị dị ứng sữa.
Trẻ thường xuyên xì hơi vì hơi thừa đẩy xuống đường ruột với áp lực mạnh.
Trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không sâu giấc vì thấy khó chịu.
Trẻ bị đầy hơi khi nào là bất thường?
Hầu hết trường hợp trẻ đầy hơi chướng bụng là bình thường và không cần can thiệp y tế, tuy nhiên bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu thấy con có các biểu hiện đầy bụng, nôn kèm theo táo bón, tiêu chảy không rõ nguyên nhân, phân có màu lạ, sốt cao, đi ngoài ra máu, quấy khóc bỏ bú, sốt cao, dị ứng (nổi mề đay, sưng mặt, khó thở..). Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên, xem chất phân của bé, để ý các dấu hiệu bất thường khác để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu thấy bé đầy hơi chướng bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác
Khi phát hiện ra dấu hiệu chướng bụng đầy hơi ở trẻ, bố mẹ có thể giúp con làm giảm sự khó chịu bằng cách:
Nhẹ nhàng massage bụng trẻ: Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong khoảng 30 phút, bố mẹ hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa lên bụng bé, xoa đều bụng con theo chiều kim đồng hồ nhằm hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Cử động chân giống như khi đi xe đạp: Hãy để trẻ nằm ngửa và đưa một chân bé kéo ngược lên ngực, sau đó nhẹ nhàng đẩy xuống kết hợp với chân kia như động tác đi xe đạp để đẩy khí trong bụng bé ra ngoài.
Cho trẻ bú với tư thế đúng: Tư thế bú cũng góp phần tạp ra hơi trong bụng. Muốn giảm tình trạng đầy hơi gây nôn trớ, khi cho con bú mẹ cần giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống dạ dày dễ dàng hơn, giảm tình trạng nuốt khí vào trong và giúp bé ợ hơi dễ hơn.
Cho trẻ ợ hơi sau khi bú: Thực hiện động tác vỗ ợ hơi đúng cách giúp trẻ đẩy hơi trong dạ dày ra bên ngoài, giúp con không còn cảm thấy khó chịu. Mẹ hãy để bé tựa đầu vào vai, nằm sấp trên đùi hay cánh tay rồi dùng tay còn lại khum vỗ nhẹ lưng bé.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ:Cho trẻ uống men vi sinh để cung cấp hàm lượng lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ, tăng cường sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ hệ tiêu hóa của bé khỏi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt với những trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn, bố mẹ nên duy trì bổ sung men vi sinh đều đặn để phòng tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột gây đầy hơi, chướng bụng cho con.
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Giờ thì mẹ đã biết trẻ bị đầy hơi khi nào là bất thường và cách khắc phục cho con thế nào rồi. Chúc bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa hiệu quả tình trạng đầy hơi chướng bụng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.