Trẻ bị đau bụng thường xuyên: khi nào cần cho bé đi khám?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị đau bụng, và do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý gây nên. Nếu trẻ bị đau bụng do sinh lý mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ được giảm bớt và chấm dứt nhanh sau đó. Nếu trẻ bị đau bụng do bệnh lý cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn điều trị chính xác, kịp thời. Trẻ bị đau bụng thường xuyên khi nào cần cho đi khám?

Triệu chứng đau bụng thường gặp ở trẻ

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị:

  • Côn trùng cắn, nhiễm virus, vi khuẩn
  • Ăn quá no, bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, uống kháng sinh trong một thời gian dài khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt và gây loạn khuẩn đường ruột
  • Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc các bộ phận khác trong ổ bụng

Tùy theo độ tuổi và nguyên nhân gây đau bụng trẻ sẽ có mức độ đau và biểu hiện khi đau bụng khác nhau. Trẻ sơ sinh chưa biết nói khi bị đau bụng sẽ có dấu hiệu như nét mặt nhăn nhó, đau đớn, quấy khóc liên tục. Trẻ lớn hơn có thể nói cho cha mẹ biết mình bị đau bụng, chỉ ra vị trí và mô tả cơn đau dù có thể không hoàn toàn chính xác.

Trẻ bị đau bụng thường xuyên: khi nào cần cho bé đi khám?

Trẻ sơ sinh chưa biết nói sẽ có dấu hiệu như nét mặt nhăn nhó, đau đớn, quấy khóc liên tục,… khi bị đau bụng

Trẻ bị đau bụng thường xuyên: khi nào cần cho bé đi khám?

Thường xuyên bị đau bụng có phải trẻ đã mắc bệnh không?

Trẻ bị đau bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Cụ thể như:

  • Viêm ruột thừa cấp tính: Hố chậu bên phải của trẻ đột nhiên bị đau, mức độ và cường độ cơn đau mỗi lúc một tăng, có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), buồn nôn/nôn do rối loạn tiêu hóa, khi sờ nắn hố chậu bên phải có cảm giác đau và có phản ứng thành bụng.
  • Lồng ruột cấp tính: Cơn đau bụng xuất hiện ngắt quãng với những cơn đau dữ dội, nôn mửa, da tái nhợt, đi ngoài phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy, thường gặp ở trẻ < 2 tuổi.
  • Tắc ruột do bã thức ăn: Trẻ bị nôn, trung – đại tiện bí, khó khăn
  • Giun chui ống mật: Bé đau bụng đột ngột kèm theo nôn mửa, một số trẻ còn bị nôn ra giun. Bệnh này thường gặp ở trẻ 3 – 7 tuổi
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng
  • Bé trai bị xoắn thừng tinh: Biểu hiện phổ biến là tinh hoàn tăng thể tích đột ngột. Khi bị đụng vào hoặc sờ có cảm giác đau dữ dội.
  • Bé gái bị xoắn u nang buồng trứng: Bé bị đau bụng kèm nôn mửa, có thể sờ thấy một khối u ở vùng bụng
  • Động kinh thể bụng: Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội nhưng không có chu kỳ, có thể kèm sốt và các trạng thái thần kinh bất thường.

Trẻ bị đau bụng thường xuyên: khi nào cần cho bé đi khám?

Bé bị đau bụng bên phải, vùng dưới rốn, cường độ và mức độ mỗi lúc một tăng có thể đã bị đau ruột thừa

Trẻ bị đau bụng thường xuyên khi nào cần cho bé đi khám?

Đau bụng có thể là triệu chứng của một vài loại bệnh, cần được điều trị bằng các biện pháp y khoa. Khi thấy bé bị đau bụng thường xuyên mẹ cần theo dõi các triệu chứng đi kèm và đưa con đi khám ngay khi bé bị đau bụng kèm theo:

  • Vị trí đau nằm ở bên phải, khu vực dưới rốn, cơn đau kéo dài hơn 24h và mức độ, cường độ đều có dấu hiệu tăng dần.Vị trí đau bụng kèm những triệu chứng vừa nêu có thể là dấu hiệu của cơn đau do viêm ruột thừa.
  • Nôn là hiện tượng kèm theo đau bụng rất phổ biến, phần lớn trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa cũng cần được điều trị sớm để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ nôn ói liên tục, nôn ra mọi thứ ngay sau khi ăn, nôn ói nhiều hơn sau 24h tính từ lúc trận nôn đầu tiên xuất hiện, dịch nôn có màu vàng, xanh, đỏ tươi hoặc xuất hiện cục máu đông.
  • Tiêu chảy cũng là triệu chứng đi kèm đau bụng rất phổ biến, rất nhiều bé vẫn tiếp tục bị tiêu chảy sau khi đã hết đau bụng. Phần lớn các bé bị đau bụng kèm tiêu chảy trong khoảng 1 – 3 ngày sẽ tự khỏi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày, hoặc bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu mất nước, phân có mùi hôi, tanh, phân có lẫn máu hoặc dịch nhầy thì mẹ cần đưa con đi khám ngay.
  • Sốt nhẹ (38 độ C trở xuống) đi kèm đau bụng thường không phải dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nhưng nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên mẹ vẫn cần đưa con đến bệnh viện để khám ngay.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé đau bụng và một số trường hợp trẻ bị đau bụng do các yếu tố sinh lý, không cần phải điều trị bằng thuốc hay các biện pháp y học khác. Với những trường hợp này mẹ chỉ cần  kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ thường xuyên vận động, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường và VSATTP thật tốt sẽ cải thiện chứng đau bụng hiệu quả.

Trẻ bị đau bụng thường xuyên: khi nào cần cho bé đi khám?

Bé bị đau bụng do tiêu hóa kém ba mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa

Đồng thời với bé tiêu hóa kém, ba mẹ có thể cho con uống men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phần lớn là do các yếu tố sinh lý, không nguy hiểm cho tính mạng hay sức khỏe vì hệ tiêu hóa và miễn dịch đều chưa hoàn thiện, các chức năng chưa hoạt động tốt và dễ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên mẹ vẫn cần theo dõi sát sao các triệu chứng đi kèm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý để đưa con đi khám kịp thời. Các triệu chứng đi kèm đau bụng phổ biến là nôn, tiêu chảy, sốt, phân có màu sắc hay biểu hiện bất thường khác như lẫn máu, dịch nhầy,…

TƯ VẤN MIỄN PHÍ