Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị đau bụng quanh rốn là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? Câu trả lời nằm trong nội dung bài viết dưới đây, mời các bậc làm cha mẹ chú ý theo dõi!
Đau bụng quanh rốn là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em.
Cụ thể như sau:
1. Đau bụng quanh rốn do viêm dạ dày, ruột
Viêm dạ dày, ruột xảy ra khi đường tiêu hóa nhiễm virus/vi khuẩn/ký sinh trùng. Trẻ bị viêm dạ dày, ruột bị đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đổ mồ hôi, trẻ bị nôn và tiêu chảy…
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở trẻ em thường do nhiễm virus, sẽ tự khỏi sau khoảng 2 – 4 ngày mà không cần thuốc điều trị hoặc có thể bác sĩ sẽ chỉ định uống men vi sinh để tăng cường tiêu hóa và miễn dịch giúp trẻ. Tuy nhiên bé cần được uống nhiều nước để tránh bị mất nước và rối loạn điện giải.
Đau bụng quanh rốn do viêm dạ dày, ruột có thể được bác sĩ chỉ định uống men vi sinh để tăng cường tiêu hóa và miễn dịch
2. Đau bụng quanh rốn do viêm ruột thừa
Bị viêm ruột thừa cũng làm bé đau bụng quanh rốn rồi lan dần xuống bên phải bụng dưới. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có các triệu chứng như sốt nhẹ, nôn mửa, chướng bụng,… Viêm ruột thừa không được cấp cứu ngay có thể khiến ruột thừa bị vỡ ra làm ổ bụng bị nhiễm trùng gây sốt cao, có thể bị co giật, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
3. Đau bụng quanh rốn do viêm loét dạ dày
Trẻ bị loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn HP hoặc uống thuốc aspirin, ibuprofen trong một thời gian dài khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng và viêm, loét. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh dạ dày cho bé, tránh sử dụng thuốc sai gây hậu quả đáng tiếc.
Đau bụng quanh rốn do viêm loét dạ dày xảy ra khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP
4. Đau bụng quanh rốn do lồng ruột
Trẻ bị lồng ruột thường có các biểu hiện như:
Trẻ bị lồng ruột cần được cấp cứu ngay tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại để được can thiệp, xử lý đúng cách, kịp thời. Nếu xử lý quá muộn 2 đoạn ruột có thể lồng vào nhau sâu và chặt hơn, tấc nghẽn các mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho đường ruột gây nhiễm trùng máu, thủng ruột, hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm trùng ổ bụng nghiêm trọng.
5. Đau bụng quanh rốn do tắc ruột non
Tắc ruột non khiến thức ăn bị kẹt lại, không thể đi sâu vào đường tiêu hóa, cần được điều trị ngay lập tức, giảm nguy cơ trẻ bị đe dọa tính mạng. Không chỉ bị đau bụng quanh rốn, bé bị tắc ruột non còn có các triệu chứng như tăng nhịp tim, sốt, táo bón nghiêm trọng, biếng ăn, đầy hơi, nôn mửa, mất nước,…
Đau bụng quanh rốn do tắc ruột non cần được cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bé
Nguyên nhân khiến trẻ bị tắc ruột non gồm:
6. Đau bụng quanh rốn do những nguyên nhân khác
Trẻ cũng có thể bị đau bụng quanh rốn do các nguyên nhân khác như:
Cha mẹ cần đưa trẻ đau bụng quanh rốn đi khám ngay khi có các dâu hiệu sau:
Thông thường đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể mắc bệnh lý nguy hiểm. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc sẽ khiến kết quả thăm khám bị sai lệch, rất nguy hiểm với những trường hợp cần được cấp cứu ngoại khoa như viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột,…
Thông thường đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể mắc bệnh lý nguy hiểm, cần được đưa đi cấp cứu ngay
Trong một số trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng có thể do bị nhiễm giun sán hay bị ngộ độc thực phẩm. Khi đó bác sĩ sẽ có hướng dẫn tẩy giun hoặc cấp cứu, giải độc phù hợp.
Với trẻ bị đau bụng quanh rốn do tiêu hóa kém, tiêu chảy, phần lớn ba mẹ lựa sử dụng men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh như một biện pháp hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ. Việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ lúc này có công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con.
Kết hợp dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Tuy nhiên mẹ cần chọn loại men vi sinh chính hãng, của các thương hiệu uy tín và được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành để được đảm bảo về chất lượng và hiệu quả bổ sung probiotics.