Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị đi ngoài, đau bụng hoặc gặp một vài vấn đề tiêu hóa khác như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu,… do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng gây loạn khuẩn đường ruột. Trẻ bị đau bụng đi ngoài: ba mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài là bị làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy gồm có:

  • Trẻ bị nhiễm trùng: Trong trường hợp bé đau bụng đi ngoài, chướng bụng trong khoảng vài ngày thường là hệ quả của các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm amidan, viêm phổi, viêm gan, sốt rét,… Cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để điều trị đúng cách, dứt điểm các bệnh nhiễm trùng và cũng sẽ đồng thời chấm dứt tình trạng đau bụng đi ngoài.
  • Bé nhiễm giun sán: Triệu chứng phổ biến là cơn đau không nghiêm trọng nhưng dai dẳng, liên tục xuất hiện hàng ngày, hàng tuần. Đau bụng đi ngoài do nhiễm giun sán thường tập trung ở quanh rốn. Cha mẹ cần đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp bị nhiễm giun sán.
  • Bé bị ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng điển hình khi ngộ độc thực phẩm gồm có buồn nôn, đi ngoài nhiều, phân có lẫn máu. Những trẻ bị ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn có thể xuất hiện tình trạng sốt và ớn lạnh, cần được bổ sung nước bằng cách uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống bất kỳ 1 loại thuốc nào để tránh tác dụng phụ, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
  • Bé uống kháng sinh: Kháng sinh cần thiết để điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng (uống dài ngày, liều cao, uống kháng sinh phổ rộng) sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và khiến hệ vi sinh mất cân bằng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và gây bệnh. bé bị đau bụng đi ngoài.

Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Ba mẹ cần lưu ý gì khi bé đau bụng đi ngoài?

Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Dấu hiệu phổ biến

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỉ lệ đau bụng đi ngoài cao do hệ tiêu hóa và miễn dịch đều chưa hoàn thiện khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Dấu hiệu trẻ đau bụng đi ngoài phổ biến gồm có:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội kèm tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có nhiều nước,…
  • Trẻ bị sốt, nôn trớ

Trẻ bị tiêu chảy nhẹ, không bị sốt và mất nước nghiêm trọng có thể cải thiện tại nhà bằng men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe và thời gian bé bị nhiễm khuẩn để chẩn đoán bệnh lý chính xác và có phương án điều trị phù hợp. Trẻ bị sốt cao hơn 39 độ C, đi ngoài phân lỏng/có dịch nhầy cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời, đúng cách, đây có thể là triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm.

2. Đưa trẻ đi khám khi nào?

Phần lớn bé sẽ tự hết đau bụng đi ngoài sau 24h. Tuy nhiên trẻ cần được đưa đi viện ngay nếu có những triệu chứng như:

  • Bụng đau dữ dội đến mức không dám cử động trong khi không có dấu hiệu bị tiêu chảy.
  • Bé hoảng loạn, khóc thét, bụng căng cứng
  • Đi ngoài liên tục, nôn, sốt cao, biếng ăn
  • Nôn mửa nhiều kèm triệu chứng mất nước
  • Phân có lẫn máu
  • Trẻ bị suy nhược nghiêm trọng, không thể tự đứng lên, đi lại.

Riêng trẻ sơ sinh, ngay khi nhận thấy con bị đi ngoài kèm các dấu hiệu bất thường cha mẹ cần đưa đi khám ngay để được điều trị đúng cách, kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.

Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám ngay khi nhận thấy con có dấu hiệu bất thường về sức khỏe

3. Điều trị, chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài

Căn cứ vào nguyên nhân khiến bé đau bụng đi ngoài ta có thể áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Trẻ bị tiêu chảy do các nguyên nhân thông thường sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách bù nước, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một số trường hợp nghiêm trọng trẻ cần phải nhập viện điều trị, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Dù bất cứ nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài nào cha mẹ cũng không được tự ý mua thuốc điều trị cho con.

Khi bé bị đau bụng đi ngoài, cách chăm sóc con khoa học, hỗ trợ cải thiện và phục hồi sức khỏe cho bé tốt nhất gồm có:

  • Cho trẻ uống nhiều nước và dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải bị mất khi đi ngoài.
  • Vệ sinh cơ thể, quần áo, vật dụng cá nhân, không gian sống của trẻ thật tốt để tránh bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy. Rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo VSATTP cho bữa ăn hàng ngày của bé. Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để tránh bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp, giảm số lần bị đau bụng đi ngoài cho bé.
  • Cho bé ăn cháo, súp và các món dễ tiêu hóa, hấp thụ. Nên cho bé ăn nhạt, không sử dụng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu có thể gây kích ứng dạ dày.

4. Phòng ngừa trẻ bị đau bụng đi ngoài như thế nào?

Để phòng tránh nguy cơ bị đau bụng đi ngoài cho bé, cha mẹ cần:

  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, chế độ ăn đảm bảo VSATTP.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, đồ dùng cá nhân, đồ chơi, không gian sống của bé để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây đau bụng đi ngoài.
  • Không nên cho trẻ uống nước đóng chai, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bảo quản đông lạnh dài ngày.
  • Mẹ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho bé, trước khi ăn hay cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh/làm vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài

Trẻ bị đau bụng đi ngoài: Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Lựa chọn men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

  • Với trẻ tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột khiến con đau bụng và đi ngoài, ba mẹ có thể dùng thêm men vi sinh cho bé. Việc bổ sung hàm lượng dồi dào các vi khuẩn có lợi cho đường ruột lúc này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Tăng cường lợi khuẩn cũng là cách đơn giản giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, giúp đường ruột khỏe mạnh và hấp thu tốt. Nhờ đó cải thiện và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ.
  • Đưa con đến bệnh viện khi nghi ngờ trẻ có vấn đề về sức khỏe để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những điều ba mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nhằm hỗ trợ trẻ giảm tiêu chảy nhanh chóng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi cho con uống men vi sinh cha mẹ cũng cần lưu ý chọn sản phẩm chính hãng, của các thương hiệu uy tín và được Bộ Y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ