Trẻ ăn vào là nôn trớ – mẹ xử lý bằng cách nào?

Tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ thường không kéo dài và tự biến mất nhanh chóng mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp trẻ cứ ăn vào là bị nôn, dẫn đến sụt cân và mệt mỏi, khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng không yên. Vậy, trẻ ăn vào là nôn trớ mẹ xử lý bằng cách nào hiệu quả?

Nguyên nhân trẻ ăn vào là nôn là gì?

Trẻ ăn vào là nôn trớ - mẹ xử lý bằng cách nào?

Nguyên nhân trẻ ăn vào là nôn là gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện tượng trẻ ăn vào bị nôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Nhiễm trùng dạ dày ruột: Khi bị nhiễm trùng dạ dày ruột, virus, đặc biệt là vi trùng và ký sinh trùng sẽ khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy và nôn.
  • Dị dạng đường tiêu hóa: Các dị dạng đường tiêu hóa như: teo hẹp thực quản, hẹp tá tràng, ruột non, phình đại tràng… cũng thường xuyên khiến bé nôn sau khi ăn. 
  • Ngộ độc thực phẩm: Nếu bé ăn phải thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh, chứa chất bảo vệ thực vật thì có thể dẫn đến nôn mửa. Ngộ độc thực phẩm thường khiến bé bị nôn sau ăn vài giờ kèm theo đau bụng, tiêu chảy….
  • Dị ứng thực phẩm: Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây kích thích không mong muốn trong dạ dày của trẻ em dẫn đến nôn sau khi ăn bao gồm: trứng, sò, ốc, sữa, lúa mì và cá.
  • Các vấn đề về thần kinh và não: Khi bé bị chấn thương não hoặc có các khối u não cũng sẽ gây ra tình trạng ăn vào là bị nôn. 

Trẻ ăn vào là nôn – mẹ xử lý bằng cách nào?

Nguyên tắc chung khi xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn

Trẻ ăn vào là nôn trớ - mẹ xử lý bằng cách nào?

Nguyên tắc chung khi xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn

Khi thấy con trẻ nôn trớ, các mẹ cần thực hiện một số mẹo đơn giản sau để giảm thiểu tình trạng này:

  • Dùng khăn sạch lau miệng, quàng khăn vào cổ cho bé để phòng trẻ nôn trớ tiếp
  • Tuyệt đối không được bế xốc trẻ để tránh dịch trào ngược vào phổi, sau đó kết hợp vuốt ngực và lưng cho bé theo chiều từ trên xuống
  • Các mẹ cần giữ thái độ nhẹ nhàng cho con vì khi quấy khóc và mất bình tĩnh, con sẽ trớ nhiều hơn.
  • Để trẻ nằm yên ở tư thế kê cao đầu, phần thân trên cao hơn thân dưới.
  • Không nên để trẻ uống tiếp sữa sau khi con vừa nôn, thay quần áo cho con để khử mùi khó chịu từ chất nôn…

Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn trớ với bé dưới 6 tháng tuổi

Trẻ ăn vào là nôn trớ - mẹ xử lý bằng cách nào?

Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn với bé dưới 6 tháng tuổi

Để xử lý trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ăn vào là nôn trớ, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau đây:

  • Chú ý bổ sung nước cho bé để con không bị mất nước
  • Nếu bé bú sữa mẹ, để con tiếp tục bú. Thời gian phù hợp cho bú là 1-2 phút/ lần, mỗi lần thường cách nhau 10 phút
  • Không nên thay sữa mẹ bằng nước
  • Nếu bé uống sữa công thức thì nên cho con uống thêm dung dịch bù nước
  • Cho trẻ ợ hơi sẽ giúp giảm sự nôn trớ sau khi bú sữa.
  • Để trẻ ở tư thế an toàn, thẳng lưng, không vận động mạnh trong vòng ít nhất 30 phút sau khi bú.
  • Nếu tình trạng này vẫn kéo dài dai dẳng không dứt thì mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự trợ giúp nhé!

Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn với bé trên 6 tháng tuổi

Xử lý tình trạng trẻ ăn vào là nôn với bé trên 6 tháng tuổi

Một số cách khắc phục trẻ ăn vào là nôn áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo như:

  • Để bé tiếp tục bú mẹ và không được thay thế sữa mẹ bằng nước
  • Cho con uống dung dịch bù nước để tránh gây ra tình trạng mất nước ở trẻ
  • Không thay thế dung dịch bù nước hoặc sữa mẹ bằng nước ép trái cây hay nước suối
  • Cho bé ăn các loại thức ăn nhẹ như ngũ cốc, bánh quy, chuối, đu đủ…
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các vật dụng liên quan.
  • Trong quá trình cho trẻ ăn, mẹ hãy thử tạo một số hoạt động thú vị và vui vẻ.
  • Kiểm tra xem ngoài nôn thì con có gặp các triệu chứng khác như : sốt, đau bụng, co giật, khó chịu, tiêu chảy,… hay không. Nếu có thì vấn đề là có thể do nhiễm trùng, cần đưa đi bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Trên đây là một số cách xử lý trẻ sơ sinh ăn vào là nôn trớ hiệu quả mà mẹ nên tham khảo. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể bổ sung men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này giúp tạo tiền đề bé tiêu hóa tốt và miễn dịch vững vàng cho bé yêu khỏe mạnh, nhờ đó hạn chế các vấn đề tiêu hóa, trong đó có nôn ói ở trẻ.

Trẻ ăn vào là nôn trớ - mẹ xử lý bằng cách nào?

Bổ sung men vi sinh bổ sung probiotic giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Khi bé được cung cấp thêm hàm lượng men vi sinh mỗi ngày, hệ vi sinh trẻ sẽ được ổn định, trở về trạng thái cân bằng. Các chức năng tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, giảm ghê cổ nôn trớ nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch an toàn và cho con trẻ được các bố mẹ Việt ưa chuộng.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ