Trẻ ăn dặm tiêu chảy nên và không nên ăn gì?

Trẻ ăn dặm tiêu chảy hầu hết là vấn đề rối loạn tiêu hóa thông thường khi hệ tiêu hóa chưa thích nghi, làm quen dần với việc chuyển hóa thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Thời gian này sức khỏe đường ruột chưa ổn định, bố mẹ nên lựa chọn thực phẩm phù hợp để trẻ tiêu hóa tốt hơn, sớm hồi phục.

Trẻ ăn dặm tiêu chảy nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm trẻ ăn dặm tiêu chảy nên bổ sung

Khi thấy trẻ ăn dặm có tình trạng đi ngoài, mẹ nên cân nhắc tăng cữ bú cho con với lượng sữa nhiều hơn mọi khi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp con khỏe lại nhanh chóng, cung cấp nguồn kháng thể tự nhiên cho trẻ bú mẹ.

Trẻ đang ăn dặm có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều pectin giúp hút nước trong đường ruột để đào thải nhanh ra bên ngoài, giúp làm đặc phân và sạch ruột hơn:

  • Gạo (bột gạo), khoai tây.
  • Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
  • Sữa đậu nành, sữa chua.
  • Dầu thực vật.
  • Hồng xiêm, chuối, cà rốt.

Trẻ ăn dặm tiêu chảy nên và không nên ăn gì?

Những món ăn tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi và đang tập ăn thêm các thức ăn khác, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu, tránh thử thức ăn mới cho con trong trường hợp này. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 3-4 giờ đồng hồ, ăn lượng ít nhưng tăng nhiều lần sẽ giúp trẻ hấp thu thức ăn dễ dàng hơn, tránh ăn quá no cùng một lúc. Bố mẹ cũng có thể tìm mua các loại sữa chua nào có chứa probiotic để tăng cường lợi khuẩn đường ruột, khắc phục sớm tình trạng tiêu chảy của con.

Thực phẩm trẻ ăn dặm bị tiêu chảy nên tránh sử dụng

Ngoài những thực phẩm nên ăn nhiều trong thời gian trẻ tiêu chảy, cũng có những thực phẩm mẹ nên tránh cho con ăn như:

  • Tránh cho trẻ ăn rau sợi thô, thịt nhiều gân xơ, ngũ cốc nguyên hạt khó tiêu hóa.
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng.
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
  • Không cho trẻ uống nước giải khát có đường, đồ uống có ga.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều đường bởi có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Trẻ ăn dặm tiêu chảy nên và không nên ăn gì?

Cho trẻ ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu thay vì món ăn nhiều dầu mỡ

Biện pháp cải thiện tình trạng tiêu chảy cho trẻ mẹ nên biết

Sau khi đã biết chế độ dinh dưỡng của trẻ ăn dặm tiêu chảy, bố mẹ cũng nên sử dụng thêm một số biện pháp cải thiện tình trạng tiêu chảy cho bé để con cầm tiêu chảy nhanh chóng như sau:

  • Bổ sung thêm nước và dung dịch bù điện giải cho con để phòng tránh tình trạng mất nước của cơ thể. Sử dụng Oresol theo hướng dẫn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý tìm mua và dùng thuốc cầm tiêu chảy khi con có tình trạng đi ngoài nhiều lần nếu không được chỉ định cho trẻ uống.
  • Sắp xếp không gian yên tĩnh và thoáng mát cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể nạp thêm năng lượng và giúp con mau hồi phục.
  • Tăng cường men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Men vi sinh không chỉ giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy mà còn ổn định hệ vi sinh đường ruột của trẻ, giúp con khỏe mạnh trong thời gian ngắn.

Trẻ ăn dặm tiêu chảy nên và không nên ăn gì?

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Tình trạng trẻ ăn dặm tiêu chảy là bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con bị tiêu chảy mà nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn của con cho hợp lý. Chú ý cho con uống nhiều nước, bù điện giải, để con được nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung men vi sinh hàng ngày. Kể cả sau khi con đã khỏi tiêu chảy, bố mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ uống men vi sinh ít nhất 3 tháng để đảm bảo con đã khỏe hoàn toàn. Chúc trẻ mau khỏi bệnh và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ