Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, mẹ nên làm gì?

Táo bón là hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Vậy khi trẻ ăn dặm đau bụng táo bón bố mẹ nên làm gì để cải thiện cho con?

Dấu hiệu cho thấy trẻ ăn dặm bị táo bón

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón có thể bởi nhiều nguyên nhân tác động, hay gặp nhất chính là biểu hiện chưa thích nghi được với các món ăn mới ngoài sữa mẹ của hệ tiêu hóa cũng như thức ăn thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết. Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ có thể thấy một số dấu hiệu của con như:

  • Tần suất đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường với việc đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Ở mỗi trẻ, số lần đại tiện sẽ không giống nhau, bố mẹ chỉ cần theo dõi sự thay đổi của con cũng sẽ phát hiện ra dấu hiệu táo bón khi trẻ ăn dặm.
  • Quan sát thấy phân trẻ cứng và rời rạc, đôi khi kích thước lớn.
  • Trẻ đau bụng và khó chịu, nhăn nhó, mệt mỏi, kéo dài làm cho con chán ăn, biếng ăn.
  • Trẻ đi đại tiện khó khăn, phải rặn hết sức mới đi được khiến cho con bị đau, nếu dùng sức quá nhiều con có thể bị nứt kẽ hậu môn và chảy máu.
  • Thời gian đi đại tiện của trẻ lâu hơn nhiều, cảm giác khó chịu và đau rát làm con quấy khóc nhiều hơn.

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, mẹ nên làm gì?

Táo bón trong quá trình ăn dặm làm con khó chịu, chán ăn và biếng ăn hơn

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, mẹ nên làm gì?

Khi thấy trẻ ăn dặm bị đau bụng kèm theo táo bón, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng này như:

  • Cho trẻ uống đủ nước: Uống đủ nước là biện pháp hiệu quả không chỉ giúp cơ thể thải độc tốt hơn, tăng tuần hoàn máu mà còn giúp phân mềm và di chuyển nhanh ra bên ngoài.

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, mẹ nên làm gì?

Cho trẻ uống thêm nước để cải thiện táo bón khi ăn dặm

  • Tăng cường chất xơ: Chất xơ là yếu tố quan trọng giúp cho khối phân mềm và dễ bị đào thải. Ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi không chỉ giúp trẻ cải thiện táo bón mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Pha sữa đúng tỷ lệ: Với những trẻ dùng sữa công thức thì bố mẹ cần pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn cho con uống, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như phòng ngừa táo bón xảy ra.
  • Massage bụng trẻ: Thực hiện massage bụng trẻ sau khi con ăn xong khoảng 30 phút với động tác massage theo chiều kim đồng hồ. Việc massage thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột và nhuận tràng hơn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày: Mặc dù thói quen đi vệ sinh là nhu cầu cơ bản và cần thiết nhưng đây là hành động có thể luyện tập được để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bố mẹ có thể luyện cho con đi nặng vào buổi sáng sau khi trẻ vừa ngủ dậy.
  • Nhắc nhở trẻ vận động: Vận động thường xuyên, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe của cơ thể cũng như là biện pháp cải thiện táo bón rất hiệu quả. Việc hoạt động mỗi ngày sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp con nhuận tràng và dễ đi ngoài hơn.
  • Tăng cường men vi sinh: Sử dụng men vi sinh cho trẻ táo bón là lựa chọn của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ tiêu hóa kém hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời gian ăn dặm. Với việc cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột của con sẽ sớm ổn định trở lại cũng như chấm dứt sớm tình trạng đau bụng, táo bón con đang mắc phải.

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, mẹ nên làm gì?

Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con

Khi thấy trẻ ăn dặm đau bụng táo bón, bố mẹ hãy thực hiện những hành động như trên để giúp trẻ giảm cơn đau và nhuận tràng trở lại. Có thể dùng thêm sữa chua nào có chứa probiotic bổ sung vào bữa phụ để hỗ trợ tiêu hóa bên cạnh việc nấu những món ăn dễ tiêu cho trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón của con không đỡ, trẻ cần phải được đi khám sớm để phát hiện các vấn đề sức khỏe nếu có.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ