Trẻ 6 tháng lười uống sữa nên bổ sung gì để con không thiếu chất
Trẻ 6 tháng sẽ bắt đầu tập ăn dặm và đây cũng là thời điểm nhiều bé có hiện tượng lười uống sữa. Vậy trẻ 6 tháng lười uống sữa mẹ nên bổ sung gì để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và sự phát triển của bé?
Trẻ 6 tháng lười uống sữa nên bổ sung gì để con không thiếu chất
Trẻ dưới 1 tuổi dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ hay thay thế bằng sữa công thức. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ 6 tháng lười uống sữa, mẹ nên bắt đầu xen kẽ các cữ sữa với bữa ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Dưới đây là một số nhóm chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng:
Nhóm ngũ cốc:Gạo tẻ, gạo nếp hay gạo lứt đều chứa dồi dào các loại vitamin và khoáng chất, là nhóm tinh bột quan trọng trong chế độ ăn dặm của trẻ. Mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nấu bột, cháo loãng rồi xay nát cho trẻ ăn. Với trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm nên nấu theo tỉ lệ 1 phần bột : 10 phần nước. Thêm các loại hạt, đậu gà, yến mạch.. để thay đổi bữa ăn cho con.
Tập cho trẻ ăn cháo rây với tỉ lệ 1:10 bổ sung tinh bột
Nhóm rau củ: Nhóm rau củ không thể thiếu trong các bữa ăn của bé. Với hương vị ngọt tự nhiên, các loại rau củ không chỉ bổ sung vitamin cho con mà còn kích thích trẻ ăn tốt hơn. Một số loại rau củ nên thêm vào bữa ăn cho trẻ gồm bí ngô, khoai tây, cà rốt, khoai lang, rau cải.. Nếu dùng các loại củ, mẹ có thể nghiền mịn cùng sữa và cho trẻ dùng, rau thì nên xay nhỏ nấu với cháo.
Nhóm chất đạm: Chất đạm góp phần quan trọng trong giai đoạn phát triển của con. Trẻ 6 tháng lười uống sữa thì trong thực đơn dinh dưỡng không thể thiếu các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, cá..
Nhóm chất béo: Mỗi khi làm đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ hãy thêm một chút dầu thực vật hay mỡ động vật vào để bổ sung cho con, với các loại dầu gấc, dầu olive, dầu cá hồi..
Nhóm trái cây: Nhiều phụ huynh cũng băn khoăn không biết trẻ 6 tháng có thể ăn trái cây gì. Thực tế mẹ có thể cho con ăn hầu hết các loại trái cây như chuối, cam, đu đủ, quýt, lê, bơ.. Mẹ hãy tăng cường các loại hoa quả giàu chất xơ, giúp trẻ nhuận tràng và phòng tránh nhiều vấn đề tiêu hóa của trẻ.
Thêm bơ vào bữa ăn phụ thường ngày của trẻ ăn dặm
Gợi ý một số món ăn dặm dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng lười uống sữa thì mẹ có thể tăng cữ ăn cho con nếu bé thích. Dưới đây là một số món ăn dặm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa mẹ có thể nấu cho bé 6 tháng:
Cháo gạo nấu loãng: Chuẩn bị gạo và nước, nấu theo tỉ lệ 1 thìa gạo : 10 thìa nước, sau đó rây cháo qua dụng cụ hoặc xay mịn. Nước có thể nấu bằng nước rau củ hầm (nước dashi).
Cháo bí đỏ: Chuẩn bị cháo gạo, bí đỏ, nước rau củ dashi. Dùng bí đỏ gọt rửa sạch, mang đi hấp chín và xay nhuyễn. Pha bí đỏ đã xay với nước rau củ hầm thành hỗn hợp loãng và trộn với cháo xay là được.
Cháo bí đỏ hấp dẫn thơm ngon cho trẻ 6 tháng tuổi
Cháo trứng: Món ăn cần khoảng 5 thìa cháo và khoảng 1-2 thìa lòng đỏ trứng gà, nước rau củ dashi và chút dầu gấc. Mẹ cho nước rau củ hầm đun sôi, sau đó cho cháo xay vào và tiếp tục thêm lòng đỏ trứng đánh tan tới khi trứng chín thì thêm dầu gấc là được.
Quả bơ trộn sữa mẹ: Thêm bơ cắt miếng nghiền nhuyễn trộn cùng sữa mẹ để tạo hỗn hợp lỏng, sánh mịn, vừa tăng cường dinh dưỡng từ sữa mẹ cho bé, vừa bổ sung thêm các dưỡng chất từ quả bơ thơm ngon.
Chuối trộn sữa mẹ: Làm tương tự như món bơ trộn sữa mẹ như trên, chỉ thay với nửa quả chuối nghiền nhuyễn tạo thành hỗn hợp lỏng mịn cho trẻ ăn là được. Chuối là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt mẹ nên thường xuyên cho trẻ dùng.
Nhiều trường hợp trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm bị biếng ăn, lười bú sữa cũng do con đang gặp vấn hề về hệ tiêu hóa. Mẹ nên lựa chọn dùng men vi sinh cho bé thường xuyên để hỗ trợ tiêu hóa tốt, lấy lại sự cân bằng hệ sinh thái đường ruột cân bằng. Duy trì sử dụng men lợi khuẩn đúng cách sẽ ổn định hệ tiêu hóa cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ và hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả với men vi sinh
Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trẻ 6 tháng lười uống sữa nên cho trẻ ăn gì để vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, giúp con tăng trưởng tốt. Dù vậy, mẹ vẫn nên chú ý cân bằng các bữa ăn dặm với việc cho con bú để bé phát triển toàn diện hơn.