Thời gian tập cho trẻ ăn dặm phù hợp là khi con được 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã sẵn sàng để làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm thì nguyên nhân do đâu? Tìm hiểu kỹ lý do trẻ lười ăn dặm và cách cải thiện giúp mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con.
Trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm nguyên nhân do đâu?
Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là thời điểm trẻ cần được tiếp xúc với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên nếu bố mẹ thấy trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm thì có thể bởi những lý do sau:
Cách nấu đồ ăn dặm chưa đúng: Mẹ nấu đi nấu lại một món quá nhiều lần, hay cho trẻ ăn các món dai, cứng, khó nuốt, chế biến đồ ăn chưa đúng cách.. cũng sẽ khiến cho con chán ăn, không chịu ăn.
Bữa ăn nhàm chán, lặp lại nhiều lần khiến cho trẻ không muốn ăn, chán ăn
Trẻ chưa sẵn sàng ăn những món mới: Đa phần trẻ lười ăn dặm là bởi con chưa sẵn sàng để tiếp xúc với các thực phẩm mới, thường gặp ở những trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng tuổi. Lúc này, bố mẹ sẽ thấy trẻ có các biểu hiện từ chối ăn.
Nêm gia vị vào đồ ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi rất yếu ớt, chưa hoàn thiện, các chức năng của thận cũng chưa phát triển hoàn toàn. Nếu mẹ nêm các loại gia vị mặn, ngọt, dùng nước mắm.. sẽ khiến cho trẻ gặp các vấn đề về thận và làm bé bỏ bữa.
Khoảng cách các bữa không hợp lý: Thời gian giữa các bữa ăn không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm. Nếu muốn cho trẻ tập ăn, mẹ cần giãn cữ sữa và tránh cho con bú no trước khi ăn dặm.
Biện pháp tập cho trẻ ăn dặm đúng cách mẹ nên biết
Trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm khiến nhiều phụ huynh đau đầu không biết phải làm sao để tập cho con ăn đúng cách. Mẹ đừng quá lo lắng, hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây:
Tập cho trẻ ăn lỏng trước: Mẹ nên cho con tiếp xúc bắt đầu với các thức ăn dạng lỏng, sau đó mới tăng dần độ thô, độ đặc của thức ăn. Không nên cho trẻ ăn đặc ngay từ khi mới ăn dặm, bởi bé cần thời gian để chuyển từ trạng thái đang quen bú sữa mẹ dạng lỏng sang thức ăn lợn cợn, đặc dần.
Tập cho trẻ ăn các món ăn dạng lỏng, xay nhuyễn khi con bắt đầu ăn dặm
Đảm bảo bổ sung đủ các nhóm chất: Món ăn dặm của con cần đảm bảo đáp ứng đủ các nhóm dinh dưỡng, tránh cho con ăn quá nhiều một nhóm chất ví dụ như dư thừa protein, glucid gây ra tình trạng rối loạn hóa, tăng nguy cơ trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.
Đổi khẩu vị món ăn cho trẻ thường xuyên: Hãy thay đổi thường xuyên các thực phẩm đa dạng, đổi cách nấu để trẻ làm quen với các hương vị mới, tránh lặp lại các món ăn sẽ khiến con nhàm chán. Việc trang trí các món ăn đẹp mắt cũng kích thích trẻ ăn uống tốt hơn, hứng thú ăn uống hơn.
Đổi khẩu vị cho trẻ với các món ăn hấp dẫn, nhiều màu sắc
Cho trẻ ăn mỗi bữa ít hơn: Mẹ đừng cho con ăn quá nhiều, ép con ăn nhiều một lúc mà hãy chuẩn bị một chút thức ăn trên đĩa trước. Nếu con ăn hết suất và thích món đó, bé sẽ có nhu cầu ăn thêm.
Sắp xếp các cữ ăn hợp lý trong ngày: Với trẻ 6 tháng tuổi, bữa ăn dặm vẫn chỉ là bữa phụ và nên ăn 1 bữa/ngày cách xa thời điểm bú sữa. Để trẻ tập ăn dặm hiệu quả, mẹ không nên cho bé bú no trước khi ăn.
Tăng cường men vi sinh cho bé biếng ăn thường xuyên:Sử dụng men lợi khuẩn đúng cách là biện pháp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong thời gian con bắt đầu ăn dặm. Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ăn uống tốt hơn cũng như phòng tránh nhiều vấn đề tiêu hóa hay gặp.
Bổ sung cho trẻ men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé
Trẻ 6 tháng không chịu ăn dặm là nỗi lo chung của nhiều mẹ có con nhỏ, tuy nhiên mẹ có thể sớm cải thiện tình trạng này với các biện pháp trên. Đừng mất kiên nhẫn và gây áp lực cho con mà hãy nhẹ nhàng, mang tới không khí vui vẻ trong bữa ăn, mẹ sẽ thấy bé hợp tác ăn hơn rất nhiều.