Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Lên thời gian biểu ăn dặm cho bé

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi cũng là lúc mẹ bắt đầu tập cho trẻ thói quen ăn dặm để trẻ làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, giúp bé tập dần kỹ năng nhai, nuốt, nhận biết các hương vị khác nhau. Tuy nhiên trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ lên thời gian biểu ăn dặm cho trẻ phù hợp.

Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không?

Thời gian ăn dặm cho trẻ khoảng từ tháng thứ 6 trở đi, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện hơn. Vậy trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Trong giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn dặm 1 bữa/ngày vì đây là những ngày đầu trẻ tập làm quen với thức ăn mới, bé sẽ bắt đầu tập nhai và nuốt những thức ăn lổn nhổn không giống với sữa mẹ. Lượng thức ăn đầu tiên chỉ nên duy trì 10-15ml/bữa/ngày là được, cho con ăn vừa đủ để tránh trẻ bị bệnh đường tiêu hóa.

Bước sang tháng thứ 7, khi trẻ đã quen với việc nuốt thức ăn mịn, giữ được thức ăn trong miệng, nhai nhẹ và cảm nhận thức ăn, mẹ có thể tăng bữa ăn dặm cho trẻ lên 2 bữa/ngày và giảm các cữ sữa mẹ hay sữa bột.

Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Lên thời gian biểu ăn dặm cho bé

Trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên tập cho con ăn 1 bữa mỗi ngày để bé dần làm quen trước

Lên thời gian biểu ăn dặm cho bé như thế nào?

Sau khi đã biết trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không, mẹ có thể bắt đầu xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé tham khảo lịch ăn dặm như sau:

  • Sáng sớm khi trẻ vừa ngủ dậy: Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức.
  • Buổi trưa: Cho bé ăn dặm với bột hay bắt đầu với cháo loãng hoặc rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Buổi tối: Cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức.
  • Trước khi đi ngủ: Cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức.

Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Lên thời gian biểu ăn dặm cho bé

Xen kẽ cho trẻ ăn dặm và bú sữa với thời gian biểu phù hợp

Số lượng bữa ăn trong ngày sẽ dựa vào khả năng hấp thu của bé. Khi thực hiện xây dựng thời gian ăn dặm cho trẻ, mẹ cần biết được thời gian tiêu hóa các loại thực phẩm gồm có:

  • Sữa mẹ: Tiêu hóa trong từ 1 – 2 giờ.
  • Sữa công thức: Tiêu hóa trong từ 2 – 3 giờ.
  • Đồ ăn nhẹ: Tiêu hóa trong từ 3 – 4 giờ.
  • Thức ăn thông thường: Tiêu hóa trong từ 4 – 5 giờ.
  • Thức ăn có dầu mỡ: Tiêu hóa trong từ 5 – 6 giờ.

Một số lưu ý khi tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết

Khi thực hiện cho trẻ ăn dặm, mẹ cần nắm một số nguyên tắc tập ăn dặm cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít cho tới nhiều.
  • Đa dạng dần các món ăn để trẻ làm quen và thích thú với việc tập ăn dặm.
  • Giai đoạn đầu mẹ nên cho con ăn bột ăn dặm hay cháo loãng, tránh cho con ăn đạm quá sớm làm tăng áp lực lên thận của bé.
  • Tự nấu thức ăn cho trẻ với các nhóm chất dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, tránh làm mất cân đối các thành phần không tốt cho sức khỏe của con.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày, tuy niên mẹ cũng không nên đặt nặng vấn đề này. Nếu bé ăn dặm quá ít mỗi bữa, mẹ có thể cho con bú thêm để đảm bảo nhu cầu trong ngày của con.
  • Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả trong thời gian con ăn dặm cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh lý hệ tiêu hóa thường gặp, gồm có tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Bố mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh thường xuyên trong thời điểm con tập ăn dặm để bé tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không? Lên thời gian biểu ăn dặm cho bé

Cho trẻ dùng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả và hỗ trợ tăng đề kháng cho bé

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không và lịch ăn dặm tham khảo nên cho con ăn như thế nào rồi. Các mẹ hãy cho trẻ ăn một cách khoa học cũng như cho trẻ dùng men vi sinh đều đặn để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng vào cơ thể, tạo điều kiện cho con phát triển khỏe mạnh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ