Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên – Nguyên nhân do đâu?

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp trong những năm tháng đầu đời, tuy nhiên trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên lại là biểu hiện cần quan tâm để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não của con. Vì sao trẻ bị nôn trớ và cách khắc phục thế nào? 

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ có thể do nguyên nhân sinh lý như việc chăm sóc trẻ chưa đúng, hay do các biểu hiện bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé nôn trớ thường xuyên bao gồm:

  • Trẻ ở độ tuổi thích chạy nhảy: Ở tuổi lên ba, trẻ bắt đầu hình thành ý thức riêng và thích khám phá xung quanh. Tuy nhiên nếu con vừa ăn no xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa bé đã chạy nhảy nô đùa thì thức ăn dễ bị trào ngược và gây nôn trớ.

Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên - Nguyên nhân do đâu?

Trẻ vận động ngay sau khi ăn dễ bị trào ngược, nôn trớ

  • Trẻ ăn nhiều đồ dầu mỡ: Chất béo có thể điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa như làm chậm tốc độ tiêu hóa, kích thích tuyến tụy bài tiết, tiết acid dạ dày. Khi trẻ ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thừa ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non dễ bị đầy bụng khó tiêu, kết hợp với nồng độ acid dịch vị cao tạo cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, xảy ra khi vi khuẩn có hại xâm nhập làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu không xử lý kịp thời, trẻ còn có khả năng mắc thêm nhiều bệnh đường ruột ngoài biểu hiện nôn trớ.
  • Trẻ nôn trớ do dị ứng: Dị ứng gây ra các triệu chứng như trẻ nôn trớ, tiêu chảy, khó thở, nổi mẩn đỏ.. Các biểu hiện xuất hiện sau ăn vài phút hoặc vài giờ, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày – thực quản, trẻ cũng có biểu hiện nôn trớ, ợ hơi, ợ nóng.. Tình trạng nôn trớ của con có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, nặng hơn vào ban đêm.
  • Trẻ bị tắc ruột: Tắc ruột xảy ra khi các chất trong lòng ruột bị tắc khiến trẻ không đi nặng được, nôn ói, đau bụng, táo bón..
  • Trẻ dùng thuốc: Nếu trẻ nôn sau khi uống thuốc thì có thể nguyên nhân do mùi vị, dạng bào chế của thuốc không phù hợp hoặc tác dụng phụ của thuốc tác động tạo nên phản xạ nôn trớ.

Các biện pháp giúp tình trạng nôn trớ ở trẻ 3 tuổi

Bố mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ này nhanh chóng:

Chia bữa ăn cho trẻ trong ngày thành nhiều bữa nhỏ

Dạ dày của trẻ rất nhỏ, mỗi bữa chỉ hấp thu được một lượng vừa đủ thức ăn. Bởi vậy, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ép con ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên được ăn khoảng 5 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính (sáng – trưa – tối) kèm thêm 2 bữa phụ. Mỗi bữa ăn nên được cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để tạo thời gian cho dạ dày rỗng, không nên ăn quá no trước giờ đi ngủ để tránh tình trạng nôn trớ khi ngủ.

Thực phẩm nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, chế biến các món ăn dễ tiêu hóa, hạn chế cho con ăn các thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm, đồ cay nóng, tăng cường ăn thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, canh dinh dưỡng.

Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên - Nguyên nhân do đâu?

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày của con, ăn theo khẩu phần thích hợp

Rèn cho trẻ thói quen nghỉ ngơi sau khi ăn

Nếu trẻ hoạt động ngay sau khi vừa ăn xong, máu sẽ ưu tiên tuần hoàn tới các cơ quan cần nhiều năng lượng như não, cơ bắp, hạn chế vận chuyển máu tới hệ tiêu hóa khiến cho thức ăn không được tiêu hóa, gây chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ và đau dạ dày.

Bởi vậy, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất 30 phút, rèn cho con thói quen này ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên - Nguyên nhân do đâu?

Để trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Tránh cho trẻ ăn các món ăn có khả năng dị ứng

Hiện tượng dị ứng thực phẩm khiến bé nôn trớ cũng là vấn đề bố mẹ cần quan tâm. Trước khi cho con ăn bất kỳ món nào mới, bố mẹ cần cho ăn thử với lượng thật ít để thử phản ứng của con.

Nếu trẻ bị dị ứng, hãy loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn. Với những trẻ có tiền sử dị ứng hoặc mắc các bệnh hen phế quản thì không nên cho con chơi với động vật có lông như chó, mèo, tránh phấn hoa… Lưu ý thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, tôm, trứng, cua..

Sử dụng men vi sinh cho trẻ tiêu hóa kém

Nôn trớ là dấu hiệu rất dễ thấy ở những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa hay mắc các bệnh lý đường ruột. Để cải thiện tình trạng của con, bố mẹ nên sử dụng men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm đặc chế dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với dạng bào chế nhỏ giọt tiện lợi.

Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên- Nguyên nhân do đâu?

Bổ sung men vi sinh tăng cường lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Tăng cường men vi sinh là cách nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng của hệ khuẩn ruột và giải quyết nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi.. con đang gặp phải. Duy trì cho bé tiêu hóa kém dùng men vi sinh, bố mẹ sẽ thấy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn nhiều.

Trẻ 3 tuổi đi học bị nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do cách chăm sóc của bố mẹ, thầy cô giáo ở trường chưa đúng. Nếu sau khi áp dụng những biện pháp trên mà bố mẹ vẫn thấy con bị nôn trớ thì nên cho con đi khám để tìm nguyên nhân chính xác cũng như có hướng điều trị phù hợp.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ