Trẻ 2 tuổi đi học bị ốm: Nguyên nhân và cách tăng cường sức khỏe nhanh chóng
Trẻ 2 tuổi đi học bị ốm là câu chuyện không còn xa lạ với những gia đình đang nuôi con nhỏ nhưng lại khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ làm rõ nguyên nhân vì sao trẻ bị ốm cũng như tìm ra các biện pháp tăng cường sức khỏe cho con nhanh chóng.
Nguyên nhân vì sao trẻ 2 tuổi đi học bị ốm?
Ở độ tuổi lên 2, trẻ dễ gặp các cơn ốm vặt đặc biệt với những bé được cho đi học mẫu giáo. Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm, sốt, ho, mệt mỏi là do:
Hệ miễn dịch yếu kém: Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nhạy cảm với các tác dộng bên ngoài. Trong quá trình phát triển, hệ miễn dịch của con sẽ dần hoàn thiện hơn, tuy nhiên môi trường tiếp xúc hàng ngày của trẻ thường tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bệnh. Với những trẻ đi học mẫu giáo, con có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và mắc các bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa..
Hệ miễn dịch yếu kém khiến trẻ dễ bị ốm
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu và dễ gặp các bệnh đường ruột như táo bón, đầy hơi, nôn trớ.. do đó không thể hấp thu hết các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm, lâu dần gây mất cân bằng dinh dưỡng, bé biếng ăn, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Các yếu tố khác như khẩu phần ăn, thói quen ăn không khoa học.. cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và làm cho con dễ bị ốm.
Thiếu hụt dinh dưỡng:Nhiều bố mẹ khi chuẩn bị chế độ ăn cho trẻ thường theo cảm quan, chưa chú ý nhiều tới vấn đề cân bằng dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hoặc thừa một số vi chất. Đó cũng là lý do vì sao trẻ ăn nhiều mà vẫn thiếu chất. Cách lựa chọn thực phẩm không tốt, không đảm bảo chất lượng hoặc trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm cũng có thể làm cho món ăn bị mất chất.
Trẻ dùng nhiều kháng sinh: Nhiều trẻ sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài dẫn tới việc tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, 70% tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết tại thành ruột. Việc hệ khuẩn ruột bị mất cân bằng sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, sức đề kháng suy giảm và dẫn tới việc trẻ có khả năng cao nhiễm các bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra.
Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài tiêu diệt lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Các biện pháp tăng cường sức khỏe cho trẻ, phòng tránh ốm vặt
Để tăng cường sức để kháng và phòng tránh xảy ra tình trạng trẻ 2 tuổi đi học bị ốm tái phát, bố mẹ hãy chú ý một số điều như sau:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đảm bảo trẻ được cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ, bổ sung đủ các nhóm chất quan trọng, vitamin và các yếu tố vi lượng khác. Sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng như thịt đỏ, trứng, cá.. cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để thêm chất xơ và vitamin cần thiết.
Bổ sung lợi khuẩn tự nhiên với sữa chua, váng sữa, một số loại phomai.. để nạp một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Với trẻ biếng ăn tiêu hóa kém, ba mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinhhỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ đề kháng cho con. Đây là phương pháp chăm sóc và bảo vệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng và hiệu quả được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay.
Cho trẻ uống men vi sinh để giải quyết các vấn đề đường ruột, tăng cường sức đề kháng tự nhiên
Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà cần có sự chỉ định, tư vấn từ bác sĩ, phòng tránh tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và kháng kháng sinh nguy hiểm.
Điều chỉnh chế độ ăn-ngủ của trẻ điều độ, tốt nhất là sắp xếp sinh hoạt của con khoa học theo lịch để trẻ được tạo điều kiện phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thể chất. Bố mẹ có thể sáng tạo nhiều trò chơi kích thích vận động cho con, tạo sự hứng khởi để con thường xuyên vận động.
Chú ý vấn đề vệ sinh thân thể, rửa tay cho con trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trẻ, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến các món ăn.
Có thể bố mẹ sẽ rất lo lắng khi thấy trẻ 2 tuổi đi học bị ốm nhưng không nên mất bình tĩnh. Thay vào đó, bố mẹ hãy tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để chăm sóc trẻ kịp thời. Thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho con như trên để tránh việc trẻ mắc bệnh trở lại.