Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên mẹ nên làm gì?

Khi thấy trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên, bố mẹ thường hay lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp xử lý vấn đề này nhanh chóng ngay trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn trớ là gì?

Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, dưới đây là một số lý do chính khiến cho trẻ dễ bị nôn bố mẹ cần biết:

  • Cho trẻ ăn/bú chưa đúng tư thế: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, dạ dày trẻ nằm ngang, cơ thắt tâm vị còn yếu. Nếu bố mẹ cho con ăn hoặc bú không đúng tư thế sẽ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, khiến con bị nôn trớ hoặc sặc thức ăn/sữa lên mũi, trào qua đường miệng.
  • Cho trẻ ăn quá nhiều: Nhiều bố mẹ lo lắng con ăn quá ít nên đã ép trẻ ăn nhiều hơn mức mà dạ dày có thể chứa được. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nôn sau ăn.
  • Đặt trẻ ngủ ngay khi ăn xong: Nếu bố mẹ có thói quen cho trẻ ăn xong đặt con đi ngủ ngay thì nên sửa lại hành động này. Nguyên do là bởi khi con ăn no xong đi ngủ, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ để chuyển hóa hết thức ăn nạp vào, khiến trẻ có cảm giác buồn nôn, khó chịu, dẫn tới tình trạng nôn trớ.
  • Dị ứng thức ăn: Trẻ 2 tuổi nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng thực phẩm. Kèm theo nôn trớ, trẻ còn có thể bị nổi mẩn ngứa, đau bụng, trẻ bị tiêu chảy… Bố mẹ cần chú ý một số thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, hải sản, lạc, đậu nành..
  • Do các bệnh lý khác: Trẻ còn có thể bị nôn trớ do một số bệnh như tắc ruột, lồng ruột..

Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên mẹ nên làm gì?

Trẻ có thể bị nôn trớ do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý

Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên mẹ nên làm gì?

Nếu thấy tình trạng trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên, bố mẹ cần tìm ra các biện pháp khắc phục sớm cho trẻ để con ăn uống bình thường, hấp thu dinh dưỡng tốt. Một số cách cải thiện tình trạng nôn trớ của con như sau:

  • Để trẻ không nôn trớ, bố mẹ không ép trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh mà cần cho con ăn một lượng vừa đủ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy chia bữa ăn trong ngày của con thành nhiều bữa nhỏ nhằm nạp dinh dưỡng từ từ, giúp cơ thể chuyển hóa dưỡng chất tốt hơn.

Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên mẹ nên làm gì?

Cho trẻ ăn một lượng thức ăn vừa đủ, chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ

  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thực phẩm sạch, hợp vệ sinh và đảm bảo khâu chế biến sạch sẽ, phòng tránh tình trạng trẻ bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các bệnh đường ruột, trong đó có nôn trớ.
  • Tránh cho trẻ ăn những thức ăn làm trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Thay vào đó, mẹ hãy cho con ăn những món ăn dễ tiêu và phù hợp với giai đoạn phát triển của con.
  • Đôi lúc trẻ bị nôn trớ còn do tác dụng phụ của thuốc, vì vậy mẹ hãy tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của thuốc nếu cho con sử dụng.
  • Trường hợp trẻ có tiền sử dị ứng hay có thể trạng dị ứng thì cần tránh không cho con ăn các thực phẩm đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sửa lại tư thế cho con bú cho đúng. Sau khi cho trẻ ăn, bố mẹ hãy để con nghỉ ngơi, bế đứng trẻ khoảng 15 phút trước khi đặt nằm để tránh tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Với bé tiêu hóa kém thường xuyên gặp phải tình trạng nôn trớ, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa nhanh chóng cho con. Bằng việc nạp một hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột vào cơ thể, hệ sinh thái đường ruột sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng vốn có, từ đó khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa trẻ đang gặp phải như nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu.. Đồng thời, bổ sung lợi khuẩn sớm cũng có công dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé.

Trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ thường xuyên mẹ nên làm gì?

Dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé 

Bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ 2 tuổi đi học bị nôn trớ mà cần bình tĩnh, tìm hiểu lý do vì sao con bị nôn để từ đó có những biện pháp xử lý cho phù hợp. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy có tác dụng, bố mẹ hãy cho trẻ đi khám để tìm ra hướng điều trị dành riêng cho con.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ