Top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Tiêu chảy ở trẻ em nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà.

1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy quan trọng: Bù đủ nước và điện giải

Top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Bù đủ nước và điện giải cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy

Đây là nguyên tắc quan trọng đối với bé sơ sinh bị tiêu chảy mà nhất định mẹ cần lưu tâm. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì trẻ dễ bị mất nước và gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Theo đó, mẹ có thể cho bé uống oresol. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định. Cùng với đó, sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Nếu thừa thì nên bỏ đi và pha gói mới. Ngoài ra, tuyệt đối không được cho thêm đường, sữa, nước ép trái cây, nước ngọt… vào dung dịch oresol bởi sẽ làm giảm tác dụng. 

Nếu không có sẵn Oresol thì mẹ có thể dùng các nguyên liệu sau:

  • 1 thìa gạt ngang muối, 8 thìa gạt ngang đường, 2 hoặc 3 thìa nước cam hoặc chanh, tất cả pha trong 1 lít nước sôi rồi để nguội.
  • Hoặc có thể pha 30g bột gạo, 1 thìa gạt ngang muối, đun sôi trong một lít nước.

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Trong thời gian bé bị tiêu chảy, con sẽ sụt cân rất nhanh. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh quan niệm rằng cần kiêng khem cho bé trong thời gian này, thậm chí không cho trẻ ăn các thực phẩm khác mà chỉ cho trẻ ăn cháo trắng. Tuy nhiên, điều này là sai lầm và không cần thiết. 

Theo đó, điều mẹ cần làm lúc này là cho bé bú đủ theo nhu cầu và khi trẻ khỏi tiêu chảy, hãy cho trẻ ăn với thực đơn đủ các thành phần dinh dưỡng (chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, vitamin).

Top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

Bổ sung men vi sinh cho bé tiêu chảy

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và cải thiện nhanh chóng các vấn đề về đường ruột của trẻ, trong đó có tiêu chảy. Bởi việc tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ngăn ngừa sự xâm nhập và hoạt động gây bệnh của hại khuẩn cũng như làm giảm độc lực của độc tố do hại khuẩn tiết ra. Nhờ đó giúp duy trì hoạt động của đường ruột được ổn định và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra.

3. Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ bị tiêu chảy một cách bừa bãi

Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ bị tiêu chảy một cách bừa bãi

Một thực trạng là khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng đề kháng với kháng sinh ở trẻ nhỏ. Cha mẹ trẻ cần lưu ý:

  • Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp tiêu chảy do tác nhân như khuẩn lỵ, lỵ amip, tả, đơn bào giardia…. Tuyệt đối không được dùng kháng sinh trong mọi trường hợp tiêu chảy.
  • Tốt nhất dùng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Khi nào cần đưa trẻ bị tiêu chảy tới bệnh viện?

Khi nào cần đưa trẻ tới viện?

Đối với các trường hợp sau đây cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tránh những hậu quả đáng tiếc:

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy lâu ngày không khỏi
  • Trẻ sinh non, có bệnh mạn tính hoặc đang bị mắc nhiều bệnh cùng một lúc
  • Sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng hoặc sốt trên 39 độ C với trẻ trên 3 tháng tuổi.
  • Trẻ không ăn uống hoặc bị tiêu chảy buồn nôn chóng mặt, nôn mửa liên tục
  • Đi ngoài phân có dính máu hoặc tiêu chảy ra nước màu đen
  • Tiêu chảy ra nhiều nước, liên tục, không đỡ
  • Trẻ có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, môi khô, da khô, khi véo da trẻ lên thì nếp véo da lâu mất.
  • Thay đổi tri giác như lừ đừ, mệt mỏi

Trên đây là top 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà mà bố mẹ nên biết. Chúc bố mẹ sẽ có những cách chăm sóc bé yêu thật mạnh khỏe nhé!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ