Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra khi nào?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra khi nào? Triệu chứng nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?

Triệu chứng nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng phổ biến cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa gồm có:

  • Tiêu chảy:Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bị tiêu chảy kéo dài trẻ bị mất nước, thiếu hụt chất điện giải, không được bổ sung nhanh chóng có thể khiến trẻ bị tử vong.
  • Nôn trớ: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên thường bị nôn trớ khi rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa này sẽ hết dần theo quá trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa.
  • Đi ngoài phân sống: hệ vi sinh mất cân bằng gây ra loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính khiến trẻ bị đi ngoài sống phân, phân lỏng, phân có dịch nhầy kèm chướng bụng.
  • Táo bón: Trẻ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đã ăn thực phẩm cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ,… Đó là lý do WHO khuyến cáo mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Trẻ bị táo bón thường biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Nôn trớ là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra khi nào?

Các nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa gồm có:

Cho trẻ ăn quá sớm, dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi, trẻ có khẩu phần ăn quá nhiều dầu mỡ, protein hoặc một số thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như thức ăn cay, nóng,… có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao.

Khi thấy trẻ dưới 6 tháng tuổi đang ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa cần ngừng cho trẻ ăn dặm ngay. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi mẹ cần xem lại khẩu phần ăn của trẻ xem đã phù hợp hay chưa.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra khi nào?

Cho trẻ ăn quá sớm, dinh dưỡng không phù hợp khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thức ăn ôi, thiu, thức ăn để lâu trong tủ lạnh, đồ tươi sống,… có thể khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn,… Thậm chí trẻ còn có thể bị táo bón xen lẫn tiêu chảy, đi ngoài ra máu và sốt,… rất nguy hiểm.

Uống kháng sinh trong một thời gian dài

Kháng sinh giúp điều trị các bệnh do nhiễm trùng rất hiệu quả nhưng nếu sử dụng kháng sinh nhiều ngày lại khiến 1 lượng lớn lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt. Trẻ em uống kháng sinh dài ngày thường bị rối loạn tiêu hóa và kém hấp thụ thức ăn.

Uống men lợi khuẩn giúp hệ vi sinh cân bằng, kích thích tiết enzyme tiêu hóa cũng như tăng cường khả năng miễn dịch, giúp điều trị tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh của trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột

Lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, tỉ lệ lợi khuẩn giảm sút khiến đường ruột bị loạn khuẩn. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thường bị tiêu chảy nhiều lần, đi ngoài phân có máu hoặc dịch nhầy,… Đối với nguyên nhân này, cách điều trị hiệu quả nhất là cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra khi nào?

Để cải thiện rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ, mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé

Là dấu hiệu bệnh lý

Trẻ em vẫn có thể bị viêm ruột, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng và là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Khi này bé cần được điều trị các bệnh lý, đồng thời cũng giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng men vi sinh giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả nhất. Để năng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh liên tục trong 3 tháng sau sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ